Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

Những bài nô bút ...của Văn nô



NHỮNG BÀI VIẾT NÔ CỦA VĂN NÔ VÔ CÙNG NGUY HẠI
             Đỗ Hoàng
 Khi chính trị lạc hậu, giả dối, đi ngược lại tiêu chí ban đầu đặt ra mà đám văn nghệ sĩ vẫn cam tâm cung phụng thì họ là những kẻ viết nô, nhân dân tẩy chay tác phẩm của họ ra khỏi tâm khảm!
  Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng thuộc thời tiền chiến có Từ ấy với những câu thơ bất hủ cho đời:
"Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi
Số phận hay độ chế độ này?"
Bỗng trở thành con hát tụng ca cho cái ác:
"Hôm qua tiếng gọi ngoài đồng
Tiếng loa xót ruột, xót lòng con ơi!
Stalin oi! Stalin ơi!
Nghe tin ông mất, đất trời có không.

Thương cha, thương mẹ, thương chông...
Thương mình, thương một; thương ông, thương Mười!"

    Viết sến đến mức phía bên kia chiến tuyến, Phan Nhật Nam mè nheo: "Chúng mày (chỉ miền Bắc Cộng sản) Stalin chết, cả nước khóc lóc, nhà thơ lớn chúng mày làm thơ tiếc thương: "Thương mình một, thương ông mười"; bên tao Ken nơ đi chết có đứa nào khóc đâu, báo nào đưa tin đâu!" (Mùa hè đỏ lửa)
  Không có một tình thương nào quái đản như thế của nhân loại! Trong khi Stalin được cho là ác quỉ thứ nhất thế kỷ XX!
  Khi Cách mạng thành công lập được Chính quyền, Tố Hữu trở thành yếu nhân của thể chế (Trưởng Ban Nông nghiệp Đảng Cộng sản Việt Nam) thì sự tụng ca phản lại hiện thực xã hội chủ nghĩa, phản lại lương tâm thi sĩ:
..."Năm năm mới bấy nhiêu ngày
Mà trông trời đất đổi thay đã nhiều
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về nông thôn"....
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
  Nếu Tố Hữu nhìn đúng sự thật, nói đúng sự thật thì Chính phủ thay đổi chinh sách nông nghiệp thì có lợi cho dân, cho nước  biết bao nhiêu! Nhưng người nói thực đó là nhân dân thấp hơn cỏ, tiếng kêu làm sao đến triều đình:
"Sống không lô,không lạng
Chết trám bạng, mưng ri..."
"Bây chừ hợp tác, hơp te
Nỏ có méng vải để che cái lồn!"
  Tan nát đến mức phải xỏa sổ cái hợp tác, hợp te, chuyển qua cái hợp tác giả cầy nuôi đám chạy long tong, gồm bí thư chi bộ, chủ nhiệm hợp tác...!
Tố Hữu cũng ca ngợi bạo chúa Tàu cộng:
"Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình anh em!"
'''
Cờ bay Vạn lý trường thành
Bắc Kinh tay chị tay anh triệu vòng
Bạn mừng ta những chiến công
Vui như tiền tuyến giữa lòng hậu phương!"
   Chế Lan Viên nổi tiếng với Điều tàn tầm trên giải Nobel nhưng khi theo Cách mạng có chút bổng lộc còm thì lại "đi với ma mặc áo giấy":
"Bác Mao chẳng ở đâu  xa
Bác Hồ ta đó chính là bác Mao"
 Có người nói đó là thâm ý của Chế Lan Viên so sánh hai gã ác độc thế kỷ XX, kẻ tám lạng, người nửa cân, nhưng thời 60, 70 Chế Lan Viên đang say máu tô hồng chắc không phải. Chế Lan Viên tỏ rõ "phẩm chất" con hát  thành thực của mình!
"Súng chỉa vào căn phòng ta ở
Dao cứa trên cổ họng ta ca"
...
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ,như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn nuí con sông"...
(Sao chiến thắng)

  Mao Trạch Đông là bạo chúa thế giới đã giết gần 100 triệu người vô tội. Hồ Chí Minh cũng bị một tờ báo Skalovichs, Liên Xô (cũ) xếp tên trong13  người ác thế kỷ XX!
  Đúng là lấy nòi nịnh vua đi đổ rổ ốc kiếm vài con ốc sót!
 Tế Hanh nhà thơ tài hoa nổi tiếng thời tiền chiến với tác phẩm Hoa niên nhưng cũng khom lưng, quì gối nịnh ác quỉ:
"Quê hương lãnh tụ thêu mây trắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao!"
  Con cháu bây giờ chúng nó phải bưng mũi, không thể đọc được, khi nghe tin Cách mạng văn hóa vô sản Mao đã giết trên 50 triệu người!
  Sau này làm con hát thể chế Vẹm, Tế Hanh cũng không thua Tố Hữu, Chế Lan Viên hô khẩu hiệu lấy được " Hai lởi rủa một khúc ca", "Hai lần đền Hiền Lương"
"Bên kia sông không ra đỏ ra vàng
Cờ ba que hoen úa cả không gian"
...
"Ngày mai đây hoa mở hội tưng bừng
Trăm sắc múa huy hoàng trong ánh sáng
Ngày đẹp nhất là ngày sinh nhật Đảng
Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa xuân

Xuân 1965
  Chửi địch rồi ca ngợi Đảng (CSVN), hai cái đều rất sáo rỗng, kém cỏi. Nếu không nói là bị thần kinh! Một lối viết giả tạo mà thế hệ tụng ca sau theo đóm ăn tàn!
Ngày đẹp nhất phải là ngày "nhân loại không còn người nào đói, không còn người không có áo mặc,cơm ăn! Còn ngày sinh nhật Đảng, Đảng nào chả là lợi ích nhóm,  nhóm lưu manh. Sao gọi ngày sinh ra tốp lâu la là ngày đẹp nhất được!
   Trong khi miền Nam, có quê của Tế Hanh nó sống sung sướng hơn, có phần Dân chủ hơn!
  Tế Hanh cũng xông xáo đi thực tế ca ngợi cái không tưởng:
"Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài"
 Nếu viết cho một địa danh,vùng quê nào đó nó sẽ bất hủ, như:
"Đồng Yên (*) ta rộng mênh mông - Làng quê Tế Hanh.
Trăng lên , trăng lặn vẫn không ra ngoài"
  Cái nông trường nó tan tác còn hơn hợp tác, hợp te. Hình mẫu coppy của Nga Xô, Tàu cộng ra bụi khói! Hai câu thơ trên thành trò cười!
 Rồi như đám con hát được tí đi nước ngoài, Tế Hanh ca ngợi bạo chúa không ngượng mồm:
"Quê hương lãnh tụ thêu mây trắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao!"
  Rồi đến Hoàng Trung Thông, ông nghè Đỏ cũng bưng bô như thế:
"Anh làm chủ nhiệm đã ba năm
Ba năm vật lộn cùng khó khăn
...
Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc màu bay với gió
Mắt tôi ôm hết cả đồng xanh
Cả dáng hình anh thành bức tranh"
Cái đám lý trưởng, hương vệ đời mới, nói như nhà thơ Hữu Loan: "Đi ba tháng tìm gương tốt, chả thấy đâu, rặt một bầy "mèo mả chó hoang". Chúng nó đúng như nhân dân ca thán:
"Mỗi người làm việc bằng hai
Để cho Chủ nhiệm mua đài, mua xa
Mỗi người làm việc bằng ba
Để cho Chủ nhiệm xây nhà, xây sân!"
 Những bài viết nô vô cùng tác hại cho nhân quần. Những bài viết của người có chữ, người danh tiếng, văn sĩ ...thì càng nguy hại cho đời sau!
  Xuân Diệu cũng là một nguyên súy thơ mới, tiếng tăm lấy lừng nhưng đi theo Cách mạng cũng làm anh ton hót chế độ (chữ văn nghệ sĩ bên kia chiến tuyến tặng Xuân Diệu). Xuân Diệu cũng sáo, nhạt, dở nhắng... không thua gì:
Ca ngợi lãnh tụ:
"Trên đầu tóc Bác sương ghi
Chắc đôi ba sợi bạc vì chúng con".
 Phải nói nược lại chứ:
"Trên đầu tóc cháu sương ghi
Biết bao nhiêu sợi bạc vì thi ca!"
 Bởi vì "Thơ văn nhạc tiền chiến còn, nước Việt Nam còn!" Một thời văn nghệ ngắn ngủi chưa đầy mươi, sống trong nô lệ tuỉ nhục, bị phong kiến thực dân chèn ép mà văn nghệ sĩ tài hoa thế hệ Xuân Diệu đã lưu dấu kỷ lục ghi nét cho dân tộc! Mà đến nay văn nghệ sĩ công nông binh được bao cấp kinh phí Nhà nước - thuế Dân,không mảy may là ra hồn một mẩu vè!
Xuân Diệu viết:
"Thi sĩ ngày xưa mơ mỹ nhân
Mơ khói trầm bay quyện cõi trần
Thi sĩ ngày nay bên ruộng lúa
Hết lòng ca ngợị gái nông dân"
  Nói vậy, Xuân Diệu đố có làm vậy. Đi thực tế nông thôn chưa đươc hai ba ngày đã thấy Xuân Diệu đạp xe về Hà Nội. Xuân Diệu lắc đầu: "Mình không ở được nông thôn một tuần!"
  Cái giả dối, viết không thật tâm của các văn sĩ tên tuổi thời trước nó như vi rút HIV lây lan khó gỡ nổi thế hệ sau.
Nguyễn Đình Thi viết như không thực thơ mình:"
"Chào Hà Nội của ta sáng đẹp
Giữa đêm trăng trong biếc mênh mông
Thành phố tình yêu thành phố thép
Ta chào trái tim đất nước anh hùng

Anh ôm chặt em và ôm cả khẩu súng trường bên vai em."
(Chia tay em trong đêm Hà Nội)
...
"Ðoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn"
(Lá đỏ)
  Thành phố của miền Nam sao gái trai quyếtđánh rồi hẹn nhau vào đó?
  Cái giả dối, chung chung, ca ngợi một chiều.."sáo, dở, nhạt, nhắng... nâng cao ở tên giả Đảng viên Cộng sản luồn sâu leo cao Nguyễn Khoa Điềm:
"Tôi rưng rưng trong buổi đầu kết nạp"
...
Mỹ và đĩ
Những xnach ba
...
"Người ơi người tôi yêu người tha thiết
Tôi sống vì người, chết vì người"
  Và mức độ " sáo, dở , nhạt, nhắng, sến nó càng nâng cao hơn ở Hữu Thỉnh:
Sáo:
"Bỏ lại đằng sau bao trận đánh
Kịp vào thành phố sáng tên Người
Độc lập theo tăng vào cổng chính
Cờ treo trên đỉnh nước non ơi!

Ta trẻ như cờ ta trẻ lắm
Ta reo trời đất cũng reo cùng
Ta no cười nói, say đôi mắt
Bát canh ngày hẹn cũng mênh mông"
(Bữa cơm chiều trong dinh Độc Lập)
Nhạt: - Coppy của nữ Thi sĩ Đức "Thượng đế làm ra Mặt Trời"
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
  (Hỏi)
Nhắng:
..."Gió không phải là roi mà đá núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em..."
(Thơ viết ở biển)
...
Sến:
..."Gạo thường lên sớm, thư thời chậm
Đài mở thâu đêm đỡ vắng hầm
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em..."
 (Thư mùa đông)
Những bài viết nô để lại hậu quả khó lường, một số bút nô khác tán tụng, bốc thơm, phổ nhạc, đưa vào sách giáo khoa gây ra nhiều tai họa cho đời sau. Chúng ta cần loại bỏ các tác phẩm có hại ấy!
  Hà Nội 30 - 11 - 2019
   Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét