Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Văn Chinh "bốc thơm" Nguyễn Quang Thiều (tiếp theo)



VĂN CHINH "BỐC THƠM" THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU. (tiếp theo)
 DCH THƠ VIT RA THƠ VI
Đăng ngày: 15:55 09-03-2010 
Thư mục: Tổng hợp 

     Hiện nay đang có một số nhà văn nhà thơ có nhiều hướng tìm tòi độc đáo nhằm đổi mới mới hình thức thể hiện văn chương: cả trong thơ lẫn trong văn xuôi; Nguyễn Quang Thiều là một trong số tác giả thuộc nhóm sáng tạo tìm tòi này… 
Để giúp bạn đọc hiểu được công sức giá trị tìm tòi của những tác phẩm thuốc trào lưu sáng tạo mới này nhà thơ Đỗ Hoàng có sáng kiến dịch lại những sáng tạo đó ra ngôn ngữ văn chương quen thuộc để giúp người đọc bình thường có thể lĩnh hội được… 
Điều vui ở đây không phải là dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt mà là dịch từ tiếng Việt ra tiếng Việt… Sắp tới có lẽ Hội Nhà văn Việt Nam nên tổ chức ra thêm một ban chuyên môn tạm gọi tên: Ban dịch thơ văn tiếng Việt ra tiếng Việt…
Nếu quả thật có nhu cầu đó thì chắc chắc Đỗ Hoàng nên được bầu làm Chủ tịch cái Ban sáng tạo mới mẻ này của Hội Nhà văn VN… 
Chúng tôi xin giới thiệu một tác phẩm dịch của Đỗ Hoàng từ một thi phẩm của Nguyền Quang Thiều để bạn học thưởng thức và nếu có dịch giả nào yêu thích công việc dịch văn thơ tiếng Việt ra tiếng Việt này xin gửi tác phẩm để Blog Phamvietdaonv vinh dự được lần lượt giới thiệu… P.V.Đ

Bài Vô lối
 - Những người đàn bà gánh nước sông
Nguyễn Quang Thiều.
Nguyên bản:
Những ngón chân xương xẩu móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái.
Đã năm năm mười lăm năm ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết rồi
Những người đàn ông giận dữ buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm mười lăm năm ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi
1992
ĐỖ HOÀNG BÌNH:
Tôi Đỗ Hoàng thấy N guyễn Quang Thiều không hề biết thơ phú văn chương. Anh ta toàn nói nhăng, nói cuội như thằng dựng án oan. Thật ra Thiều gia truyền cu lít nên đi theo đường cu lít kiếm ăn hơn đường văn chương!
 Bài Người đàn bà gánh nước sông nó kém toàn diện. Không ai gọi mẹ cô, dì, các chị làng mình là đàn bà, trong đó có mẹ mình, người thân của mình!
Không ai đem cái nét xấu của con người nêu lên. Đấy là điều sơ đẳng làm người. Nguyễn Quang Thiều toàn học stab (đâm chém) criminal investigation (điều tra tội phạm) thì dù thiện nguyện đến đâu cũng không là thi sĩ!
“Một ngày hai bữa cơm đèn
Lấy gì má phấn, răng đen hởi chàng!:
Sao lấy phần xấu của chị em bà con cô bác trương lên một cách tồi tệ như vậy? Làm văn chương cái gì!
Đỗ Hoàng dịch :
Bà con gánh nước sông

Bàn chân toẽ lần đi mềm mại
Quá nửa đời thơ dại tôi trông.
Bà con xuống gánh nước sông
Bối tóc vỡ xối bềnh bồng trên lưng

Tay giữ chặt giữa chừng đòn gánh
Tay vịn vào mây trắng như tơ
Sông trôi úp mặt vào bờ
Trai mang mơ biển lặng tờ ra đi.

Cá thiêng khóc rầu rì quạnh quẻ
Chiếc phao ngô cô lẻ chết rồi!
Đàn ông giận dữ ôi thôi.
Nuốt sầu ngao ngán chán đời đi luôn.

Nửa đời trải thấm buồn tôi thấy
Lũ trẻ con níu váy u già
Lớn lên giữa chốn bùn sa.
Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền

Con trai mộng triền miên mơ biển
Vác cần câu lặng biến tha hương
Cá thiêng quay mặt lệ tuôn
Để trơ cái lưỡi câu lươn lộ mồi!

Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2010
Đ - H

TRONG  QUÁN RƯỢU RẮN
Nguyên bản Nguyễn Quang Thiều:
 
Nhà thơ Đỗ Hoàng đã làm một việc gây xôn xao giới cách tân thơ là chuyển ngữ những bài thơ tự do thành những bài có vần có điệu. Có người phản ứng gay gắt, mà cũng có người ủng hộ nhiệt liệt. Để bạn đọc có thêm góc nhìn, lethieunhon.com xin giới thiệu mấy dòng tự bạch của nhà thơ Đỗ Hoàng và bốn tác phẩm anh “dịch” thơ Lê Văn Ngăn, Nguyễn Quang Thiều, Phan Thị Vàng Anh, Vi Thùy Linh (Trích dịch Nguyễn Quang Thiều)
Nguyễn Quang Thiều
Nguyên bản
Trong quán rượu rắn
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ

Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du

Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò

Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.

    ( Trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007)

Bản dịch:
Trong quán rượu rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!

Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!

Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!

Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chêt!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!

Đêm dài rộng chôn vùi trong quán nhỏ.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!
     
Hà Nội ngày 13 - 1 – 2008

DỊCH VÔ LỐI RA THƠ VIỆT
Người viết cứ viết ra theo sự suy nghĩ chủ quan của mình. Sau đó người ta phân và chia ra làm nhiều thể loại như: Văn, thơ, phú, tế, hịch, ca dao, tục ngữ, vè, nói lối, hát vui chơi, nói vui chơi... Thời hiện đại các tác giả cũng có nhiều cách viết, cách nói, cách lập ngôn nhưng chưa thấy các nhà phê bình phần loại thể. Tôi đã có nhiều lần đề nghị với tư cách cá nhân khi thấy nhiều người viết ra nhiều kiểu lạ mắt lạ tai, thấy thơ cũng không phải thơ, văn cũng không phải văn, dịch cũng không phải dịch, truyền thống cũng không phải truyền thống; người trẻ cũng có, người già cũng có; tộc người đa số cũng có, tộc người thiểu số cũng có; các kiểu viết ấy nên gọi với cái tên phân thể loại là "Vô lối". Từ "Vô lối" cũng đủ giải nghĩa các kiểu viết trên. Đại biểu cho kiểu "Vô lôi" này là Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Khoa Điềm, Mai Quỳnh Nam, Mã Giang Lân, Trần Hùng,  Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Phạm Vân Anh, Hoàng Vũ Thuật...
DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Nguyên bản:
LỊCH SỬ TẤM THẢM THỔ NHĨ KỲ
Nguyễn  Quang  Thiều
Người hướng dẫn: Được dệt thủ công bởi một người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ
Người mua: Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
Chủ nhân: Quà tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm.

Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãy
Những con nai cái mùa động đực
Chủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực ngùn ngụt
Ngôi nhà như không bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu lần thứ 5, nói:
“Mẹ đau lắm”

21 năm tấm thảm không thay đổi chỗ treo 
Người đàn ông 50 tuổi thường trở về và đứng
Trong ngôi nhà nửa bóng tối
Tràn ngập tấm thảm tiếng hô hoán
Và phía sau tấm thảm
Một lưỡi dao lạnh lùng đợi
Và một cái chảo sùng sục sôi

Người hướng dẫn: Những ngón tay người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ giờ bị liệt 
Người mua: Ông già da đen Cuba đã tự vẫn
Chủ nhân: Tôi chỉ nhớ gương mặt con trai tôi khi nó mở bức thảm ra

Có một người lúc nào cũng rét
Đứng nhìn tấm thảm 
Hai bàn chân bị đông cứng trong vũng máu
Ở chân tường 

Người hướng dẫn: (đã bỏ nghề)
Người mua: Hình như không phải tấm thảm tôi đã mua
Chủ nhân: Tôi nhìn thấy những người thân đã chết chạy nấp sau những gốc cây trong tấm thảm

Bây giờ là năm thứ 22.

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

Đỗ Hoàng dịch Vô lối "Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ" ra thơ Việt
 
       Người viết cứ viết ra theo sự suy nghĩ chủ quan của mình. Sau đó người ta phân và chia ra làm nhiều thể loại như: Văn, thơ, phú, tế, hịch, ca dao, tục ngữ, vè, nói lối, hát vui chơi, nói vui chơi...
  Thời hiện đại các tác giả cũng có nhiều cách viết, cách nói, cách lập ngôn nhưng chưa thấy các nhà phê bình phần loại thể. Tôi đã có nhiều lần đề nghị với tư cách cá nhân khi thấy nhiều người viết ra nhiều kiểu lạ mắt lạ tai, thấy thơ cũng không phải thơ, văn cũng không phải văn, dịch cũng không phải dịch, truyền thống cũng không phải truyền thống; người trẻ cũng có, người già cũng có; tộc người đa số cũng có, tộc người thiểu số cũng có; các kiểu viết ấy nên gọi với cái tên phân thể loại là "Vô lối". Từ "Vô lối" cũng đủ giải nghĩa các kiểu viết trên. Đại biểu cho kiểu "Vô lôi" này là Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Phú Trạm Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Phạm Vân Anh, Nguyễn Khoa Điềm, Đinh Thị Như Thúy, Hoàng Vũ Thuật...
 Xin dịch bài "Vô lối" 
 Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Tác giả Nguyễn Quang Thiều

"Tấm thảm Thổ thăng trầm thiên biến,
Hướng dẫn viên dẫn chuyện rõ ràng:
- Thảm này dệt sợi dọc ngang,
Một bà Thổ có tay vàng làm ra.
Người mua lại một ông già,
Da đen quốc tịch Cu Ba rạch ròi.
Ở Ha va na hẳn hoi.
Vào năm tám sáu cũng thời mới đây.
Chủ nhân nói: - Tấm thảm này,
Quà con trai tặng cho thầy u thương!
Hai mốt năm treo trên tường.
Cỏ cây muông thú lạ thường hiển linh (1)
Sớm khuya vang vọng quanh mình,
Tiếng cây, tiếng suối thập thình đâu đây.
Tiếng nai gọi bạn hao gầy,
Mùa sinh sôi giục đàn bầy đến nhanh.
Chủ nhân tám bảy xuân xanh.
Sáng xơi trà nguội đã thành thói quen.
Những con nai đực khát thèm,
Nhưng nhà đóng cửa cài then chặt rồi.
Bà già năm lượt đi ngoài,
Lưng còng chân yếu kêu lời xót đau.
Thảm không dịch chuyển đi đâu,
Hai mốt năm vẫn gắn đầu chỗ treo.
Ông năm mươi tuổi dáng nghèo,
Trở về thường đứng vai đeo túi hờ.
Ngôi nhà tối sáng mập mờ,
Tràn lên tấm thảm tiếng hô hoán đầy.
Phía sau tấm thảm ai hay?
Lưỡi dao sắc lạnh đợi ngày bén xơi.
Một cái chảo sùng sục sôi,
Hướng dẫn viên: - Bà Thổ quả thiệt thòi tấm thân.
Mù loà liệt cả tay chân.
Người mua lại kể ngọn ngành xảy ra.
Ông già da đen Cu Ba,
Khốn cùng tự vẫn thế là đi tong.
Chủ nhân bày tỏ thật lòng:
- Nhớ con trai gương mặt hồng như hoa.
Chính lúc tấm thảm mở ra,
Một người lạnh cóng như là chết khô
Đứng nhìn tấm thảm trống trơ,
Hai chân đông cứng lặng tờ máu tươi.
Hướng dẫn viên bỏ nghề rồi.
Người mua quên bẵng một thời mình mua.
Chủ nhân: Tôi bạn khiếp chưa?
Người thân chết cháy chẳng lưa thứ gì,
Gốc cây trong thảm thâm sì.
Bây giờ năm đúng hai nhì ai ơi! ( 22 năm)

(1) Người dệt tài tình đến mức cây cỏ, muông thú trog tấm thảm trở thành sinh linh có sức sống ngoài đời chạy nhảy.

                                     Hà Nội, ngày 7 - 3 - 2010
                                                       Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét