Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

Bài "CỎ" - phi Văn chương


Đỗ Hoàng
Nguyên văn:
Cỏ
Tác giả: Thanh Tâm Tuyền

Em bao giờ là thiên nhiên
anh cuối đầu xuống ngực
giòng mưa sắc lá
đau môi
Cỏ của hoa và hoa của cỏ
những ngón tay những ngón chân những nụ cười
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín
cho thơm đường hôm nay đến sớm mai
hôn từ ngày dài tội lỗi
chưa quên
Gai trắng con ngươi mở mù lòa
hơi đất nằm trong tóc
thèm muốn mỗi hàm răng
từng móng vuốt
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
sống sót
cỏ ơi cỏ kết thành lời
dàn nhạc huy hoàng
cô đơn
Giấc vụng về
tia nhọn sáng
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
những ngực thương nhau
không áo
vì cỏ dại rối bời
Chúng ta ôm thời gian trong suốt
chẳng phân vân
như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ
như lá cây thầm ngã phủ vai trần
như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng
BÌNH GIẢNG
Hồi miền Nam tạm bị chiếm có hai tác giả Vô lối là Thanh Tâm Tuyền và Lê Văn Ngăn. Thanh Tâm Tuyền cón có làm thơ Việt, Lê Văn Ngăn toàn tòng Vô lối. Hai tác giả đã chết. Tuyền chết bên Mỹ, Ngăn chết trong nước. Ngăn sau giải phong miền Nam theo phe ta vào được Đảng Cộng sản Việt Nam. Vô lối của Thanh Tâm Tuyền thì dở hơi, cụt lủn, như bị thần kinh, Vô lối của Ngăn dài dòng văn tự, dây cà ra dây muốn lòng thòng xu thời báo công với Cách mạng không có ý nghĩa gì! Thua xa hàng vạn dặm các bản dịch nghĩa thơ nước ngoài!
  Để giúp bạn đọc hiểu thêm đám Vô lối, tôi sẽ lần lượt phân tích, bình giảng các tác giả Vô lối được trích dẫn. Đầu tiên là bài Cỏ của Thanh Tâm Tuyền. Trước đây tạp chí thơ đã lăng xê Thanh Tâm Tuyền in một chùm thơ hẳn hoi. Vừa rôi tạp chí Nhầ văn & Tác phẩm cũng in thơ Tuyền và một bình luận khá dài. Tôi đã dịch ra thơ Việt của Tuyên và một bài phản biện tạp chí Nhà văn & Tác phẩm. Có là một loại bài đặt trưng cho lối viết dở hơi của Thanh Tâm Tuyền.
  Mở đầu bài Cỏ là một câu rất ngớ ngẩn, vớ vẩn:
“Em bao giờ là thiên nhiên” 
Em là con người, con người là một phần của thiên nhiên, sao còn nói một cách vô nghĩa, ngớ ngẩn như vậy!
 Thiên nhiên đã được  định nghĩa: “Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiênthế giới vật chấtvũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anhnature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. "Tự nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ. Nghiên cứu về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Dù cho con người hiển nhiên là một phần của tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người thường được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện tượng tự nhiên.(Theo từ điên Wikipedia)
Em đã là thiên nhiên. Em to lớn như vậy, anh cúi đầu xuống ngực, làm sao được.Phóng đại em thành kẻ khổng lồ khủng long thế thì mần ăn chi được!
 Câu tiếp là câu lại vô nghĩa, ngớ ngẩn, hâm hấp:
“giòng mưa sắc lá
đau môi”
Ba câu tiếp theo cũng vô thưởng, vô phạt, thừa chữ, thừa lời:
“Cỏ của hoa và hoa của cỏ
những ngón tay những ngón chân những nụ cười
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín “
Thơ phải kiệm lời, tùy hoàn cảnh nhấn mạnh, còn ở đây có gì mà dùng đến ba chữ “những”
Tiếp theo cả một đoạn hôn hít, điên dại, tính dục bẩn thỉu, rời rạc, không có một ngữ nghĩa gì:

“hôn từ ngày dài tội lỗi
chưa quên
Gai trắng con ngươi mở mù lòa
hơi đất nằm trong tóc
thèm muốn mỗi hàm răng
từng móng vuốt
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người
sống sót “

Nối theo đoạn này cũng là một đoạn vô bổ, cũng đầy dục tính bẩn thỉu, rời rạc, tắt tỵ, đánh đố, còn thua ông nói gà, bà nói vịt. Ngỡ như Thanh Tâm Tuyên ddang từ trong trại tâm thần Trâu Quỳ đi ra! Nào “ Cỏ ơi, cỏ kết thành lời”, “thèm muốn mỗi hàm răng”, “giàn nhạc huy hoàng”, “cô đơn” đến “những ngực thương nhau/ không áo”…:
“dàn nhạc huy hoàng
cô đơn
Giấc vụng về
tia nhọn sáng
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy
những ngực thương nhau
không áo
vì cỏ dại rối bời “
 Đoạn kết cũng tù mù, uốn éo, vô nghĩa “ôm thời gian trong suốt chẳng phân vân” sao còn so sánh như”, sáo rỗng “ huy hoàng”, “những ngực thương nhau” “ như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ”?.
  Ngoài việc triệt tiêu trăm phần trăm vần, điệu  Vô lối củaThanh Tâm Tuyền có cả bài Cỏ này là một kiểu viết quái thai không chấp nhận được trong văn học dân tộc Việt.
Hà Nội 10 – 12 – 2017
Đ - H

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt
CỎ
Mong em nét đẹp như tiên
Cho anh cúi đầu xuống ngực
Mặc dòng mưa dài lá sắc
Cỏ hoa hoa cỏ làn môi!

Những ngón tay thon, nụ cười
Mưa nắng tháng ba, tháng bảy
Thơm đường đến ngày mai ấy
Nụ hôn dài không hề quên!

Hương đất còn trong tóc em
Ơi hàm răng đều trắng muốt
Đầy đồng hoa thơm tươi tốt
Sống vui lại một kiếp người!

Cỏ yêu, cỏ kết thánh lời
Cô đơn huy hoàng dàn nhạc
Giấc mơ vọng về tiếng hát
Đừng rơi hoàng hôn rừng dày!

Hai ta cầm tay trong tay
Ôm lấy thời gian trong suốt
Mặt trời chuyện trò hẹn ước
Tiếng tim vang vọng tiếng cười!

Hà Nội 10 – 12 – 2017
Đ – H

Dịch Thơ Việt ra thơ Việt

 

Thanh Tâm Tuyền


Liên những bài thơ tình thời chia cách ( 1 )
 
I-  Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai
( nếu đời người không có những sớm mai )
anh trở dậy
đọc thơ Nguyễn Du
những câu lục bát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày
chợt anh muốn viết tặng em
không thể được
em làm con tin ở một thế giới
mà lòng sầu héo là một trọng tội
anh cố viết những lời thơ thật tự nhiên
như câu chuyện buổi còn gặp gỡ
như khoảng trời đơn sơ sau cửa sổ
anh gọi thầm một mình
trong giấc mơ phủ làn tóc biếc
anh biết anh gọi thầm một mình

II Sự vắng mặt của em và bãi biển mùa đông
thành phố đau từ mỗi cột đèn
mỗi bậc thềm cửa đóng
em đi không nón không áo choàng
mưa tầm tả
những cửa sổ đêm muốn hé ra
nỗi loạn
và mắt em mặt trời cỏ hoa với môi anh đằm thắm
và rực rỡ nhớ thương
( 1 ) Bài in trên Tạp chí Thơ năm 2006

Dịch:

Thơ chia xa

Có em như những sớm mai
Cho anh trở dậy đọc tài Nguyễn Du.
Những câu lục bát buồn ru,
Anh muốn viết tặng, nhường như khó làm.
Em con tin một địa đàng,
Mà lòng sầu héo đã mang tội đồ.
Anh cố viết những lời thơ,
Như câu chuyện buổi bất ngờ gặp nhau.
Khoảng trời cửa sổ nhạt màu,
Một mình anh gọi mơ đau tóc thề!

Em xa mùa lạnh biển mê,
Cột đèn, thềm phố tái tê nỗi buồn.
Em đi không nón, áo buông,
Mưa tầm tả cửa, đêm tuồng hé ra.
Mắt em trời thắm cỏ hoa,
Môi anh nồng cháy vỡ òa nhớ thương!

Hà Nội ngày 25 - 9 - 2006     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét