Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Kiều và Sở Khanh xướng họa!



KIỀU & SỞ KHANH XƯỚNG HỌA!

A Lts: Trong Kim Vân Kiều có gần 1000 câu thơ (857 câu) do Kiều, Sở Khanh, Giác Duyên, Thuc Sinh...sáng tác. Trong đó  Kiều sáng tác rất nhiều và rất hay. Việc này cho ta thấy Kiều là người tài sắc vô song. Thanh Tâm Tài Tử  là bậc Văn sĩ trác việt muôn đời.
Khi phóng tác "Đoạn trường tân thanh 3254 câu" (quen gọi truyện Kiều) Cụ Nguyễn Du có chỗ nhắc đến, có chỗ không nhắc đến. Ví dụ như khi Kiều và Sở Khanh xướng họa,  Cụ Nguyễn Du chỉ viết:"Cách tường nghe có tiếng đâu họa vần". Cụ không dịch hai bài thơ  xướng họa này.
Nhà thơ Đỗ Hoàng khi phóng tác Kiều Thơ (6122 câu) đã dịch ra thơ Vià dịch ra Đường luật để bạn đọc tham khảo, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
     vannghecuocsong.com





(364) Nguyên văn:

Nhập song tân thuỷ tẩm khê hoa,
Phụ thảo đà lam tứ vọng xa.
Cận hải trào thanh hư toạ thấp
Cách thành phàm ảnh phất lan tà,
Phong phù sấu ngã kinh đăng các.
Lãng trục chinh nhân đảo ấn sa.
Vãng sự bất kham tần lệ lạc.
Âu hương mạn chử vũ tiền trà!
Dịch:
Giọt nước mới lọt song cửa thấm đầy hương hoa của khe suối,
Cỏ thơm đồng nội bốn bề xanh lam.
Tiếng sóng trùng dương ào ạt vỗ quanh chiếc ngồi cạnh biển
Xa xa một cánh buồm thấp thoáng  nghiêng bên ngoài thành.
Gió thổi tới lồng lộng ta vò vỏ ngại bước lên lầu .
Người đi lòng buồn, ngọn sóng vỗ in hình trên cát.
Nhớ chuyện cũ, lệ buôn tuôn không ngăn được.
Mùi trà thơm còn đượm đầy để dành người trở về sau mưa.

Lọt song giọt nước thắm khe hoa 
Bốn phía hương thơm nội cỏ hoa
Cạnh bể triều lên chân ghế tựa,
Cách thành buồm vẫy sóng nghiên xòa!
Gió lồng ta ngại lên tầng gác,
Sóng chuyển người buồn in bãi sa!
Chuyện cũ muôn năm còn rớt lệ
Sau mưa chờ khách ngát hương trà!


 (365) Nguyên văn:

Lâu ngoại thuỳ gia thanh mấn oa,
Trường ngâm thanh cách bích đào hoa.
Sầu xuân bút đề đê nghi yết.
Oán hướng phong tiền khiếu nhược ta.
Viễn tiếp phương hương sân phấn điệp,
Vi thông u ý hỉ song ca.
Khanh tu linh ngã đa tài nghệ
Ngã khước linh khanh vị phá qua!
(366) Phá qua: Chữ qua trong chữ Hán tách thành hai chữ bát tức là 16 tuổi.
Dịch:
Ngoài lầu nhà ai nghe tiếng người ngọc,
Tiếng thơ ngâm dài cách tường bên cây hoa đào.
Nghẹn ngào nỗi sầu xuân tuôn ra chẹn dòng bút viết.
Nỗi oán ngọc hờn thở than trước gió..
Xa xa cánh bướm hận nỗi phải hờn mùi  hương phấn.
Nỗi u tình vui, lời ca  gửi lọt qua song cửa .
Nàng có tưởng đến ta cũng là bậc đa tài nghệ.
Ta lẽ nào không thương nàng tuổi trăng tròn lẻ.

Nhà ai ngoài phố tiếng tiên sa
Ngâm vọng cách tường đào bích hoa
Nức nở xuân buồn ngưng mực viết,
Nghẹn ngào ngọc oán cạn người qua
Xa xôi cánh bướm hờn son phấn
Gần guĩ khối tình rộn khúc ca
Nàng hỡi ta là trang hảo hán
Cứu nàng chớm tuổi bước cầm ca!



KIỀU THƠ (rích)
Hồn thơ lai láng bội phần.
Kiều nương lấy bút tiếp vần khúc ca:
2035- “Cửa phòng sương tẩm hương hoa, (364)
Xanh rờn đồng trãng la đà giọt vương,
Biển dồi sóng vỗ chân tường.
Buồm xa thấp thoáng trùng dương nghìn tầm.
Lầu không ngọn gió tri âm,
2040- Người xa bạc sóng khóc thầm đêm thâu!
Lệ tuôn lòng lại thêm sầu,
Hương trà nồng đượm mưa mau người về!”
Tình thơ vừa dứt tay đề,
Lòng riêng muôn nỗi não nề buồn tênh.



Chương mười lăm 
 Sở Khanh

2045- Cách lầu nghe nhịp sên sênh.
Tiếng thơ hoạ lại nỗi nênh tình chờ:
“Hỡi ơi, người ngọc mộng mơ, (365)
Bích đào đồng vọng giọng tơ ngân dài.
Nghẹn ngào buồn tối, sầu mai.
2050- Lá xanh hờn gió rơi vài chiếc non.
Nẻo xa cánh bướm chập chờn,
Tình ta chan chứa tiếng đờn mỹ nhân.
Người đâu tài sắc tuyệt trần.
Ta đây thương phận trầm luân lỡ làng!”
2055- Trông qua đã thấy một chàng,
Khăn là, áo lượt dịu dàng thư sinh.
Khúc ngâm chưa phải tài tình.
Nhưng là gốc gác gia đình thi thư. (366)
Cả lòng nào rõ  thực hư
2060- Kiều làm sao biết gã lừa Sở Khanh! (367)
Phụ tình đứng nhất lầu xanh.
Biết bao kiều nữ tan tành vì y.  (368)
Nghĩ mình phận bạc lưu ly,
Lạ trời, lạ nước lạ khi ở nhà.
2065- Tâm thành nhờ cậy người ta.
Lửa lò may được thoát ra là mừng. (369)
Biết đâu cân nhắc dè chừng,
Biết đâu cạm bẫy, đoạn thừng đã treo.
Biết đâu vuốt hổ, móng mèo
2070- Lòng tin ân đức, nguyện theo phước bồ. (370)

Hà Nội năm 2007
 Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét