Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

Trả Viện phí Quân y cho Mẹ

Thuê xe 16 chố

Đỗ Hoàng
TRẢ VIỆN PHÍ QUÂN Y CHO MẸ
Thể loại : Trường ca  
    Khởi viết 15 – 8 – 2017 ( (24 tháng 6 nhuận Đinh Dậu)

LỜI DẪN

“Buồn đau kêu xé lên trời
Ai mần chi được mặt người trần gian”

MỞ ĐẦU
Mẹ mất
Đã mười năm
Đất trống thêm nhiều khoảng trống
Cây rau muống cũng không thể xanh hơn
Cây rau dền cũng không thể xanh hơn!
Những đám mây tang mùa đi thật não nề.
Hôm đưa mẹ lên cồn mả tha ma, họ hàng cả nhà đều khóc.
Con từ trại viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam mở ở Sơn La đi xe tăng bo về nhà đến lạy bên quan tài của Mẹ, không một giọt nước mắt nhưng lòng đau như cắt.
Mẹ biết không
Mấy hôm sau khi mở cửa mả con ngồi một mình trong nhà ở quê, nước mắt dầm dề, không thể nào nói hết nỗi buồn khi Mẹ qua!
Đời Mẹ 90 tuổi là dài nhưng cũng là bóng câu qua cửa sổ.
Mẹ vô cùng cực khổ
Con có viết đôi bài thơ về Mẹ , con là người sống thừa ra để Mẹ hiền luôn luôn gánh nặng!
Với con
Mẹ là người cực khổ, đau đớn nhất hành tinh này!
Mẹ chỉ có môt tuổi thơ trong sáng, viên mãn và đẹp khi ông ngoại còn sống.
Ông ngoại có 5 người con trai
Chỉ mẹ con út là gái
Ông ngoại cưng chiều hết mức
Đi đâu cũng cho đi theo
Ông ngoại gọi Mẹ là cái đuôi
Lên chín mười tuổi ông ngoại bồng chân gần quẹt đất thế mà đi đâu ông ngoại cũng bế!
Con không có con gái
Nên hiểu tình thương vô bờ ấy của ông ngoại !
Thế mà khi thành gia thất
Cuộc đời của Mẹ bể dâu hơn cuộc đời chị Dậu vạn lần! (1)
Con vẫn biết
Các Mẹ trên trái đất này
cũng vô cùng cực khổ
Không chỉ đất Việt ta mà cả vũ trụ
Nơi nào có sinh linh!
Đói nghèo
Chinh chiến liên miên
Phụ nữ trẻ, thơ nạn nhân muôn kiếp!

*
CHƯƠNG MỘT

LÀNG PHƯỜNG
1
Làng tôi tên là làng Thuận Trạch tên Nôm là làng Phường, xã Mỹ Thủy
Thuộc tổng Cao Vân.
Nay là xã Mỹ thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Làng tôi vừa làm nông, vừa buôn bán.
Sau Cách mạng thành xã Cao Vân.
Xã bao gồm 4 xã Tân Thủy, Dương Thủy, Thái Thủy, Mỹ Thủy bây giờ.
Thuộc huyện Lệ Thủy tên có từ thời tỉnh Quảng Bình nằm trong Bộ Việt Thường thuở nhà Trần, cách đây cũng đã 700 năm (2).
Làng Phường nằm bên bờ sông Kiến Giang, xưa gọi là sông Bình Giang, Kiến Giang là một nhánh của sông Nhật Lệ nổi tiếng xứ Ô Châu xuất phát từ trên đại ngàn Trường Sơn chảy xuống!
Sông Kiến Giang buốn mùa xanh trong , điển hình cho các dòng sông trung Trung Bộ, Việt Nam.
Làng Phường, phía Tây sừng sững núi Trường Sơn như cái răng cưa khổng lồ lởm chớm nũi cao,
Phía Đông là những núi đồi cát trắng chạy dài dọc bờ biển cảnh như sa mạc Sahara bên châu Phi.
Phía Bắc có cánh đồng mênh mông, có xã Xuân Bồ nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp, lừng danh anh hùng Lâm Úy giết quan một Pháp, chết đuối dưới sông khi vớt lên miệng anh hùng còn cắn chặt cổ họng tên giặc.
Phía Nam là núi đồi bát úp cao cao như núi Ngự Bình của Huế che chở cho Làng.
Những buổi chiều mùa hè, mặt trời soi bóng nước lung linh huyền ảo như trong phim thần thoại Trung Quốc hay chiếu sau hòa bình lập lại năm 1954 ở Làng!
Lệ Thủy cùng với huyện Quảng Ninh tên cũ là Khang Lộc; đó là hai huyện giàu có có tiếng từ thời nhà Trần vào lập đất khai khẩn
“Nhất Đồng Nai, nhì Hai huyện”
Câu thành ngữ đã truyền tụng nhiều đời như thế.
Còn huyện nhà, mọi người tự hào nói:
“Lệ Thủy gạo trắng nước trong
Ai về Lệ Thủy thong dong con người”
2
Làng Phường

Thuở giao thông chưa phát triển là con đường thủy độc đạo đi ra Bắc.
Thuyền từ trên núi Trường Sơn chở lâm thổ sản theo sông Kiến Giang về sông Nhật Lệ đi ra biển có thể đến muôn nới trên trái đất này.
Nhà Nguyễn khi hành phương Nam có ý định đô ở làng Phường.
Thầy địa lý Duy Thanh cón trai của nhà bác học, ông quan Lê Quý Đôn thời chúa Trịnh đã sai người đến đo đạc, xem thế núi, thế đất tính kê lâu dài cho vua chúa.
Nhưng Làng Phường gần phía Bắc chúa Trịnh nên sau đó Nhà Nguyễn chọn Huế cũng đẹp như Làng Phường làm Kinh đô.
Chỉ còn kỷ niệm tự hào duy nhất là Chùa Hoàng Phúc xây từ thời nhà Trần mở cõi.
Tục gọi là Chùa Quan, Chùa Trạm.
Tôi từ bé thơ đã nghe mệ ngoại, mẹ tôi ngâm nga:
“Tận trời chuông Trạm kêu vang
Ai mà thờ Phật, bạc vàng trời cho”
Một tiếng nói tự hào của Làng.
Câu này tôi được nghe thêm mệ Nga, mẹ của chị Thừa chạy vào Nam năm 1954 lưu lạc ở Đà Nẵng đọc khi gặp tôi vào Đà Nẵng năm 1976 sau giải phóng miền Nam năm 1975.
Mệ Ngà có chồng bị Việt Minh giết nên đã theo chồng một lính Pháp chạy vào Nam.
Chị Thừa là con của Mệ  khi gặp tôi, biết tôi chưa vợ đã nhất quyết gã con gái đầu cho tôi.
*
CHÙA QUAN
1
Chùa Quan, chùa Trạm chính là chùa Hoằng Phúc
Theo từ điển Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) Chùa Hoằng Phúc (còn có tên là chùa Kính Thiên, chùa Quan) là một ngôi chùa ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủyhuyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Đến thời điểm năm 2018, chùa đã có lịch sử 718 năm, là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung Việt Nam.
  Chùa Hoằng Phúc là một di tích Quốc gia và đã trải qua các tên gọi khác nhau, khởi nguồn là am Trí Kiến, tiếp đến là chùa Kính Thiên và sau là chùa Hoắng Phúc.
Dân làng Trạm tự hào  về chủa Hoằng húc lắm.
Không chỉ dân làng Trạm
Dân Lệ Thủy
Dân Quảng Bình
Dân cả miền Trung …
Cũng tự hào về chùa Hoằng Phúc lắm lắm!
Bà con, quan chức đều tôn vình cổ tự Hoắng Phúc là “Vô song phúc địa – Đất đai phúc đức có một không hai”
Phật giáo đã vào sớm vùng đất Quảng Bình.
Phật giáo truyền vào nước ta từ đầu Công nguyên và kể từ đó nó gắn liền với lịch sử của dân tộc và vào Quảng Bình cũng đã bảy tám trăm năm từ thuở Quảng Bình còn trong bộ Việt Thường.
Nó là một tôn giáo bám rễ sâu đậm trong tâm linh người Việt Nam.
Bởi Phật giáo là một đạo giáo có tôn chỉ, mục đích xây dựng một cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, cứu khổ, cứu nạn…
Vùng đất Quảng Bình quê tôi cũng có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời.
Ngay từ thời đồ đá thuộc giai đoạn Văn hóa Hòa Bình cách đây đã gần  một vạn năm.
Đây cũng là nơi giao hội giữa nhiều nền văn hóa lớn của đất nước, dân tộc, chủ yếu  là nền Văn hóa Đông Sơn và Sa Huỳnh
Được phát triển liên tục, hệ thống đến hôm nay.
Từ thuở Vua Hùng dựng nước
Vùng đất Quảng Bình đã hiện diện trong cơ cấu hành chính Nhà nước Văn Lang, thuộc Bộ Việt Thường
Từ thuở ấu trò tôi đã nghe tên “Bộ Việt Thường”.
Quảng Bình cũng là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, vật chất và tinh thần rất độc đáo của dân tộc.
Một trong những giá trị văn hóa đã đồng hành cũng lịch sử Quảng Bình là Văn hóa Phật giáo!
Quảng Bình quê tôi nằm ở bị trí biên viễn
Thời cổ đại, trung đại là nơi vừa tranh chấp, nơi giao lưu của các tập đoàn, các lãnh chúa khi chiến, khi hòa.
Quảng Bình đã tiếp nhận sự lan tỏa Phật giáo trong một chuỗi dài lịch sử với nhiều thăng trầm!
Phật giáo trên địa bàn Quảng Bình có cơ hội phát triển khi mảnh đất Quảng Bình thuộc về quốc gia Đại Việt
Đặc biết thời kỳ Đại Việt lấy Phật giáo làm Quốc giáo.
Thời kỳ nhà Lý (1010 – 1225)
Thời kỳ nhà Trần (1225 – 1400)
Theo tiến trình lịch sử, năm 1069, sau hành trình mở cõi về phương Nam của Lý Thường Kiệt thời Lý Thánh Tông đã thu hồi 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh sát nhập vào Đại Việt.
Ba châu trên thuộc vùng đất Quảng Bình ngày nay và một phần của Quảng Trị.
Thực hiện chính sách di dân lập ấp vào những vùng đất mới của các triều Lý – Trần, những lớp người Việt từ Bắc  đến định cư trên vùng đất này đã mang cả truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của mình đến ươm mầm , gieo hạt trên vùng đất mới.
Chỗ dựa tinh thần thân thiết nhất của họ chính là Phật giáo.
Người Việt đi đến đâu lập làng, đào giếng lấy nước uống, trồng cây đa đầu làng, xây đình làng, chùa làng để thờ Phật.
Đúng như câu ca dao đã nói:
“ Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”.
Và từ đó tiếng Việt cũng phong phú thêm:
Chùa, chuông, mõ, bụt, ông sư, bà vãi, thiếu lĩnh, tài khê,  miệng nam mô, bụng bồ dao găm …
Từ thời Lý đến trời Trần, xứ Tân Bình, Thuận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) có rất nhiều chùa, chiền.
Chùa Phật được dựng trên miền đất mới là hình ảnh nhắc nhở về quê hương, nguồn cội
Cũng là nhân tố có tính tương đồnggiúp cho người xa xứ lập làng nhanh chóng hòa nhập, kết nối với văn hóa, tín ngưỡng của người bản xứ.
Chùa đa phân xây dựng là chú Đất, Phật Vàng.
Chùa xây bằng gồ, lợp tranh, thấp bé, xung quanh đắp phên trộn rơm với bunhf đất.
Chùa Trạm cũng như vậy.
Từ Tân Bình, Thuận Hóa, Phật giáo tiếp tục thiên di trong cồn cuộc mở cõi của các triều đại vào phương Nam.
Đặc biết vào thơi Lý, Trần
Thời kỳ oanh liệt, vẻ vang của dân tộc
Thời kỳ Phật giáo trở thành Quốc giáo
Tinh thần nhập thế được thể hiện rất sinh động và rõ nét qua các nhân vật Phật giáo tiêu biểu:
Thời Lý:
Vạn Hạnh Lý Thái Tổ, Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt…
Thời Trần:
Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…
Những nhân vật trên không chỉ dùng Phật giáo để nhập thế phò vua, giúp nước, cứu người mà còn xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
Lê Mạnh Thát trong toàn tập Trần Nhân Tông viết:
“Hai triều đại thời kỳ này đã xây dựng Phật giáo Đại Việt hưng thịnh
Góp công lớn xây dựng dân tộc Đại Việt hùng cường.
Phật giáo trong giai đoạn này đã trở thành một nhân tố để thống nhất dân tôc
/khi vua Lý Thái tổ lên ngôi thì sự nghiệp thống nhất dân tộc bằng vsawn hóa được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
Phật giáo đã trở thành chính sách cơ bản xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”
 Dưới thời Trần, Phật giáo có những bước phát triển mới
Phật giáo hình thành những trường pphais riêng ở Đại Việt
Với những giáo lý thực tế trên nền tảng căn bản của tôn giáo “ từ bi, bác ái và vị tha”.
Phật giáo càng được truyền bá sâu rộng.
Đặc biệt là sự xuất gia của vua Trần Nhân Tông vào năm 1299.
Trần Nhân Tông là một ông vua yêu nước
Trần Nhân Tông là vị anh hùng dân tộc Trần Nhân Tông ddax lãnh đạo đất nước tiến hành hai cuôc khấng chiến chống Nguyên Mông năm 1285, 1288 thắng lợi
Chiến thắng oai hùng đã nâng vị thế Đại Việt lên tầm cao mới vtrong khu vực
Góp phần giải phóng các nước Đông Nam Á thoát khỏi  ách xâm lược của đế quốc Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII!
Trần Nhân Tông là vị vua Phật tử thuần thành.
Khi còn làm Thái tử và sau khi lên ngôi ông được được học trực tiếp với Tuệ Trung Thượng Sĩ.
Năm 1299, ông xuất gia lên núi Yên Tử
Pháp hiệu Trúc Lâm Cư Sĩ
Tự xưng là Hưng Vân Đại Đầu Đà
Đời sau tôn danh : Trúc Lâm Điều Ngự. (hay Điều Ngự Giác Hoàng)
Trần Nhân Tôn là vị Thiến sư đắc đạo.
Ông có nhiều triết lý sâu sắc, khéo kết hợp chữ Tâm, Đức, Trí của Đạo làm nền tảng xây đời
Ông đã lập ra Thiền phái Trúc Lâm
Và trở thành vị tổ thứ nhất  của Thiền phái lớn nhất thời Trần.
Đây là hệ thống Thiền phái đặc trưng đầu tiên của Đại Việt với chủ trương cư trần lạc đạo
Vẫn sống trong đời sống bình thường nhưng vẫn vui với Đạo!
Dòng Thiền này làm cơ sở vững chắc cho Phật giáo Đại Việt.
Sau khi thành Đạo
Trần Nhân Tông đi khắp đất nước thuyết pháp truyền giáo lý Phật giáo
Với mục đích dùng Trúc Lâm thống nhất ý thức hệ toàn dân tộc đã được thử thách trong diễn trình lịch sử và đặc biệt trong cuộc chiến ác liệt Nguyên Mông.
 Tràn Nhân Tông đã vân du thuyết Phật trong nhiều Trung tâm Phật giáo của nước ta thời bấy giờ: chùa Phổ Minh, Sùng Nghiêm, Báo Ân, Nghiêm… và vào tận phủ Lâm Bình (Quảng Bình) thuộc vùng biên địa cực Nam của Đại Việt
Thánh Đăng Ngữ Lục viết:
“ Tháng 10 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1299)  Phật Hoàng Trần Nhân Tông đi thẳng lên núi Yên Tử chuyên cầu tu tập mười hai hạnh đầu đà”.
Lấy hiệu Hưng Vân Đầu Đà, lập tịnh xá Trượng Đề, khai pháp độ tăng, học chúng đến rất đông.
Sau đó chiêu tập danh tăng chùa Phổ Minh, phủ Thiên Trường mở hội giảng thuyết kinh điền
Năm 1301, Phật Hoàng Trần Nhân Tông  vân du bên ngoài đến trại Bố Chính, chọn am Tri Kiến ở phường Thuận Trạch, huyện Lê Thủy (Quảng Bình ngày nay) để ở.
Phật Hoàng đã ghé thăm và cầu phúc đức cho dân, lúc đó Hoằng Phúc có tên là am Trí Kiến.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư:
Hơn một năm sau khi xuất gia, thang3 năm Tân sửu, niên hiệu Hưng Long thứ 9 (1301), Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi chơi các đại danh xa xôi, sang cà Chiêm Thành để thuyết Pháp Phật giáo.
Trong chuyến vân du này nhờ tài ngoại giao khéo léo mà Trần Nhân Tông tạo được mối bang giao hòa bình giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, đồng thời mở rộng lãnh thổ về phương Nam đến đào Hải Vân.
Trong chuyến vân du này, Trần Nhân Tông đã thuyết pháp, truyền giảng giáo lý Trúc Lâm với các tín đồ Phật tử Quảng Bình.
Phật giáo Quảng Bính thời ấy đã có một dòng phái Trúc Lâm
Hoặc ít nhất ảnh hưởng tư tưởng giáo lý của Thiền phái Trúc Lâm.
Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An viết năm Ất Mão, niên hiệu Cảnh Lịc, đời Mạc Phúc Nguyên (1555) có kể rất nhiều chùa nhưng đa số là ở Tân Bình (Quảng Bình)
Tất cả đều gọ là chùa xưa, chùa cổ và dùng chữ Thiền Lâm
Đạo Phật ở đây vào thời Trân khá hưng thịnh, nhiều chùa thuộc về Thiền Tông.
Tân Bình có nhiều chùa công.
Nhà nước phong kiến đặt moogj chức quan coi giữ chùa là “Tự chính”.
Thời ấy phủ Bố Chính và phủ Tân Bình có các chùa sau:
Chùa Cảnh Phúc ở Cảnh Dương
Chùa Bồ Khê ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch lập năm Hống Đức thứ 3 (1473)
Chùa Hóa ở huyện Khang Lộc (huyện Quảng Ninh ngày nay)
Chùa Kính Thiên (Hoằng Phúc), chùa Đại Phúc ở huyện Lệ Thủy.
Đến thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn đã mở rộng chấn hưng Phật giáo
Xây dựng và phục dựng nhiều chùa trên lãnh thổ của mình.
Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan. Theo dòng chảy thời gian, chùa Hoằng Phúc mang nhiều dáu ấn gắn liền những biến cố thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc và được Nhà nước phong kiến hết sức quan tâm trong việc trùng tu, sửa chửa và phục dựng.

Lịch sử hình thành chùa cổ Hoắng Phúc (Bổ sung)
Lịch sử hình thành
Chùa Hoằng Phúc thuộc thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Vị trí địa lý
Vỹ độ Bắc : 17 o 12’ 77’’
Kinh độ Đông : 106 o 48’ 43’’
Tọa lạc trên một vùng đất cao ráo rộng 10 000 m2
Ở phía hữu ngạn sông Bính Giang (nay là sông Kiến Giang)
Một nhánh của sông Nhật Lệ
Cách trung tâm huyện Lệ Thủy 4 km về phía Nam.
Khởi nguôn là am Tri Kiến xây dựng cách đây 718 năm
Sau đổi tên là chùa Kính Thiên
Sau là chùa Hoằng Phúc
Cổ tự còn có tên gọi dân gian thân thiết
Chùa Quan
Chùa Trạm.
Về định danh và vị trí địa lý am Tri Kiến
Thời Trần châu Lâm Bình có từ đời Lý đổi thành phủ Lâm Bình rồi phủ Tân Bình
Cuối đời Trân đổi thành trấn Tân Bình
Trấn Tân Bình có huyện Phúc Khang (có lúc là Thượng Phúc, Khang Lộc…), huyện Nha Nghi và huyện Tri Kiến.
Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1415) tháng 8 chia đất huyện Tri Kiến nhập vào hai huyện Nha Nghi và Phúc Khang.
Huyện Nha Nghi tương đương huyện Lệ Thủy
Huyện Phúc Khang tương đương với huyện Quảng Ninh ngày nay.
Tôi đọc Ô châu cận lục có nghe nhắc địa danh Tri Kiến
Tri Kiến cổ chi huyện Kiến, Tả Bình kim tức phủ Bình (Tri Kiến xưa nơi đặt huyện, Tả Bình này tức phủ Bình.
Ở phần Phong tục tổng luận, trang 47, Dương Văn An có viết:
Tri Kiến thì nhiều gái góa chồng.
Do Tri Kiến thuộc huyện Phong Lộc nên Tri Kiến cũng có tên thôn (phường, trang…
Trong mục Đồ bản trang 31 có tên là An Trạch xã thuộc huyện Lệ Thủy.
Tri Kiến vừa là tên thôn, vừa là tên của huyện Tri Kiến xưa thuộc phủ Lâm Bình.
Vào những năm cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ thứ XIV
Am là nơi thờ Phật
Được gọi là Chùa
Am Tri Kiến là một ngôi chùa của lỵ sở Tri Kiến của Bố Chính.
Địa danh Bố Chính đã được Thánh Đăng Ngữ Lục Đại Việt sử ký toàn thư và Tam tổ thực lục nhắc đến là Trại Bố Chính.
Miền đất Quảng Bình bấy giờ cũng gọi là Trại Bố Chính.
Trại là miền đất, vùng đất chưa được khai hóa ngang bằng với các Lộ.
Am Tri Kiến là một ngôi chùa được lập để thờ PHật
Đáp ứng nhu cầu  tâm linh của cộng đồng cư dân Đại Việt từ miền Bắc di trú vào miền đất mới để cố kết cộng đồng bản địa
Chính nơi đây, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đến ở và thuyết phap truyền giáo lý đạo Phật năm 1301.
Chùa Tri Kiến là ngôi chùa có mặt sớm nhất trên đất Quảng Bình.
Kể từ khi ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh chính thức sát nhập vào nước Đại Việt
Nó phải có trươc khi PHật Hoàng Trần Nhân Tông để cư ngụ và thuyết pháp nhân chuyến vân du hóa đạo 9 tháng tại các địa phương và Chiêm Thành vào năm 1301.
Am Tri Kiến là tiền thân của chùa Kính Thiên.
Hai chua cùng tọa lạc trên một vị trí địa lý xã An Trạch trước đây và phường Thuận Trạch sau này.
Hai chùa là một
Bởi vì chung tên gọi dân gian là chùa Quan, Chùa Trạm.
Bởi vì ở bên sông Bình Giang thuộc thôn Tri Kiến thời Trần
An Trạch xã thời Lê
Phường Thuận Trạch thời chúa Nguyễn
Thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tihr Quảng Bình ngày nay.
Hiện chưa có sử liệu nào ghi rõ am Tri Kiến là chùa Trạm tọa gần Bình Giang
Có thể lý giải thông qua sự lưu truyền của câu ca dao trong dân gian:
“Tạnh trời chuông Trạm ngân xa
Ngân vào Hồ Xá, ngân qua Truông Hồ”
Chuông Trạm tức  là chuông chùa Trạm
Chùa gần Trạm Bình Giang nên dân gian gọi là chùa Trạm.
Câu ca dao còn khẳng định trước năm 1306, ở gần trmj Bình Giang có am, ngôi chùa lớn
Tiếng chuông của nó ngân vào Hồ Xá, ngân qua Truông Hồ thuộc Ma Linh là  đến hết vùng cực Nam của Đại Việt kể từ năm 1069 đến 1306.
Trạm Bình Giang được xác là thuộc xã An Trạch
Hồng Đức năm thứ 21 Canh Tuất (1490) Lê Thánh Tông định bản đồ thiên hạ đến xã, thôn, phường, trang, ấp…
Biên chép trong Ô châu cận lục; Trạm Bình Giang thuộc xã An Trạch.
Chùa Kính Thiên trong Ô châu cận lục, Dương Văn An cũng chép ở gần Trạm Bình Giang.
Chùa Kính Thiên ở gần trạm Bình Giang, huyện Lệ Thủy
Nước biếc uốn quanh
Non xanh chầu về
Hẳn nhiên là một ngôi chùa u tịch
Một cõi thàn tiên vậy
Nhà cửa thôn xóm chẳng xa
Nhưng tuyệt nhiên không nghe thấy tiếng gà gáy, chó sủa
Thật là một ngôi chùa lớn ở Tân Bình vậy
Chùa có đại hồng chuung nặng ngàn cân
Có Tăng quan và người quét dọn
Bốn mùa phụng thờ
Nay hoa rụng, chim kêu
Chỉ còn trơ nền cũ mà thôi….
Chùa Kính Thiên cũng tọa lạc trân đất Thuận Trạch.
Sách Đại Nam thực lục tiền biên quyển 1, mục Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế Nguyễn Hoàng ghi:
“Năm Kỷ Dậu thứ 52 (1609), Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch (tên phường, thuộc huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).
Tri Kiến, Kính Thiên là một.
Từ năm 1627, do chiến tranh loạn lac dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, giống như ccacs chùa khác, chùa Kính Thiên rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát và quên lãng
Trong sử sách không thấy ghi chép về đoạn này.
Đầu năm 1716, mặc dù vẫn đang trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn rất quan tâm trùng tu lại chùa Kính Thiên
Chúa thân hành đến chùa ban hoành phi “ Kinh Thiên Tự”, hoành phi tiếp “ Vô Song Phúc Đại” cùng 5 cặp liễn đối ngự chế với hàm ý súc tích ca ngơi sự huyền diệu của giáo lý Phật giáo, lòng bác ái từ bi và những thiền tích của Cổ Phật  trong giác ngộ thiện tâm của con người cũng như sự soi chiếu tương quan chứng ngộ pháp vô vi nhiệm màu giữa Đời và Đạo.
Sách Đại Nam thực lục tiền biên quyển 8, mục Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu ghi:
“Năm Bính Thân, triều Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế thứ 25 (1716) mùa thu, tháng 8, sửa chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch
Lệ cho Tả phủ Trịnh Thụ (Bấy giờ còn gọi Lan Quận công) trông coi việc tu sửa. Chúa ân ban cho chùa biển ngạch “ Kính Thiên Tự”  và câu liễn đối
Sách Đại Nam thống chí ghi:
“Chùa Hoằng Phúc tại phường Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy. Chùa vốn do Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế (Nguyễn Hoàng) của bốn triều tạo dựng vào năm Kỷ Dậu thứ 52 (1609), có tên là Kính Thiên Tự. Hiến Tông Hoàng đế (Nguyễn Phúc Ch) năm Bính Thân thứ 25 (1716) cho trùng tu và ban cho một biển hoành ngự đề “ Kính Thiên Tự”, một biển hoành “Vô Song Phúc Địa”, cùng năm cặp liễn đối ngự chế.
Năm câu đối liễn của Nguyễn Phúc Chu năm 1716:
Cặp thứ nhất:
Huyền bảo kính ư đương không sâm la vạn tượng
Xán tâm đăng ư tính địa diệu chứng vô vi
Nghĩa là:
Treo gương báu giữa chỗ không, soi rõ chân tướng muôn vàn cảnh tượng
Khêu sáng đèn tâm nơi thể tính, chứng ngộ được phapps vô vi nhiệm màu.
Cặp thứ hai:
Đại đạo hoắng nhân, địa bố hoàng kim liên hoa pphaps giới
Hằng sa hiện tướng, tỏa liên bích ngọc thủy nguyệt thiền tâm.
Nghĩa là:
Đạo lớn giác ngộ con người, đất phủ hoàng kim, cnhar giới liên hoa cao quý
Khắp cõi hiện tướng, nhà liền ngọc bích, lòng thiền như nước lặng trăng soi.
Cặp thứ ba:
Đài tâm lý chi hương, kim lô bảo triện tường vân hợp
Thức truyền trung chi diệu bối diệp linh văn pháp vũ quân
Nghĩa là:
Đốt dang nén hương lòng, lòng vàng ngát hương xông như mây lành tụ
Hiểu được sư huyền diệu trong đạo, lời kinh tiếng kệ như mưa pháp tưới đều
Cặp thứ tư:
Náo thị kiến thiền quang,động trung năng tĩnh
Vi trần minh tự tính,hữu bổn tông vô
Nghĩa là:
Xây dựng thiền môn nơi náo thị, ấy là trong động có thể tìm lấy tĩnh
Ở giữa cõi trần mà tự tánh vẫn sáng rỡ, ấy vì gốc của hữu vốn là vô.
Cặp thứ năm:
Nhất thanh phổ độ dã từ bi Cổ Phật
Ức sinh giáo hóa dã hoằng nguyện Như Lai.
Nghĩa là:
Một tiếng độ khắp các loài chúng sinh, ấy là lòng từ bi của Cổ Phật
Ức kiếp miệt mài giáo hóa, ấy là nguyện lớn của Như Lai.
Vua Gia Long Nguyễn Ánh lấy lại thành Phú Xuân năm 1801, xưng ngôi Hoàng đế
Ngoài việc củng cố công quyền, ông rất chú trọng củng cố thần quyền.
Gia Long cho tái thiết lại các ngôi cùa bị hoang phế.
Trong đó có chùa Khính Thiên – Hoằng Phúc
Về danh xưng chùa Kính Thiên , chùa Hoằng Phúc các sách
Ô châu cận lục, Đại Nam thực lục chính biên
Đại Nam nhất thống chí đã nói rõ
Chùa Hoằng Phúc được phục dựng và đổi tên từ Kinh Thiên thành Hoằng Phúc.
Vua Minh Mạng từng nói:
“Danh sơn, thắng tích không nên để vùi lấp đi
Huống chi chùa chiền là nơi Hoàng toorvif dân cầu phúc.
Trẫm lệnh cho tu bổ, sửa sang các chùa hư hại
Chùa Kính Thiên – Hoằng Phúc cũng được phục dựng.”
Theo Đại Nam nhất thống chí
Năm Minh Mạng thứ 2 trong chuyến ngự giá Bắc tuần
Vua ghé thăm chùa Kính Thiên và đổi tên là “Hoằng Phúc Tự”
(Ngôi chùa mở rộng ơn phước, phúc lớn)
Sách Đại Nam thực lục chính biên (Đệ nhị kỷ, quyển 21 ghi:
“Tháng 6 Quý Mùi, niên hiệu Minh Mạng năm thứ 4 (1823) trùng tu chùa Kính Thiên ở Quảng bình.
Chùa năm ở phường Thuận Trạch do Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế Nguyễn Hoàng cho xây dựng tu bổ
Nhà vua ban caaps cho 100 lạng bạc để trùng tu.
Năm Minh Mạng thứ 7 (1826) Minh Mạng lại ban cho 150 lạng bạc để sửa chữa.
Ngày 27 tháng 6 năm Kỷ hợi (1839) niên hiệu Minh Mạng thứ 20, nhân dân đã quyên góp chú đúc lại Đại hồng chung năm xưa đã bị thất lạc và đề tên Hoằng Phúc linh chung.
Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), nhân lễ mừng thọ của nhà vua, Chùa đã xin tâu làm lễ khai kinh chúc thọ, được ban cho 200 quan tiền.
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) , vua thánh goias  tuần hành pphw[ng Bắc, ban cho Chùa 300 quan tiền để tôn tạo chùa.
Đích thân vua Thiệu Trị và Hoàng đệ Quận công Nguyễn Phúc Miên Thẩm – Tùng Thiện Vương ngự chế ban hai bài thơ, cho khắc vào bảng đồng, treo ở Chùa để ghi nhớ thắng tích ca ngợi sự huyền diệu trong thanh tĩnh hư vô của nhà Phật
Mong nhà phật mở rộng từ bi, giáo hóa ban quả phước cho chung sinh.
Bài thơ “Đề Hoằng Phúc Tự” của vua Thiệu Trị
Thanh tịnh hư vô diệu mạc cùng
Hà quan hiến hối sắc quy không
Khuê quang chiếu diệu trùng tân hoán
Bảo lạc từ bi đại khuếch sung
Vạn hóa diệu nguyên hoằng giác diệu
Thiên thu kim bích quốc ân hồng
Nguyện hoằng phước quá chung sinh tại
Phật nhật tăng huy để đạo long.
Dịch nghĩa:
Thanh tính hư vô của nhà Phật thật huyền diệu vô cùng
Chẳng màng hiển hiện hay mất đi bởi sắc cũng hoàn không.
Nhờ ánh sao Khuê chiếu sang mà vẻ rực rỡ của chùa được trùng tân
Đề nẻo từ bi của nhà Phật càng thêm mở rộng
Việc giáo hóa đời sau thể hiện cái hiểu rốt ráo của bậc đế t4haatj diệu kỳ
Để ngàn năm chùa Phật vẫn nhận được ân điển của nước thật lớn lao
Xin nguyện ban rộng khắp quả phước cho chúng sinh đều thỏa
Mặt trời Phật pháp càng sáng thò đạo của Vua càng hưng thịnh.
Dịch thơ:
Bài thơ “ Hoằng Phúc Tự của Tùng Thiện Vương – quận công Nguyễn Phúc Miên Thẩm
HOẰNG PHÚC TỰ
Cổ sát ỷ xuân lâm
Thiền phi cách trúc lâm
Yên hàn giang nguyệt đạm
Hoa mật dạ chung thâm
Thắng tích do kham thưởng
Cao tăng bất khả tầm
Hiếu Minh thần hàn tại
Bái độc lệ triêu khâm
Dịch nghĩa:
CHÙA HOẰNG PHÚC
Chùa cổ nương rừng xanh
Cửa thiền lìa sxa bóng tre
Sương khói lạnh, bóng nguyệt rơi trên sông mờ
Cây hoa rậm, tiếng chuông chìm giữa đêm sâu
Thắng tích còn khó thưởng thức
Cao tăng tìm chẳng thấy đâu
Bút tích của chúa Hiếu Minh vẫn còn đó
Cúi lạy đọc mà lệ tràn áo khăn!
Dịch thơ:Năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), nhân lễ mừng thọ 40 tuổi của vua, chùa được thưởng 300 quan tiền.
Năm 1879, chùa lại cử hành lễ khai kinh chúc thọ vua Tự Đức, được ban cấp 200 quan tiền.
Cuối thế kỷ XIX, trải qua chiến tranh, nhất là biến cố Cần Vương, chùa bị hư hỏng dần.
Đầu thế ký XX, khoảng năm 1918, chùa có thiện duyên được Thượng thư Bộ Lễ phát tâm trùng tu
Năm 1943, chùa Hoằng Phúc lại tiếp tục tu sửa với sự phát tâm của một thí chủ là Lãnh binh Nguyễn Đại Bốn.
Năm 1997, trên nền chùa Hoằng Phúc cũ đã dựng lên một am nhỏ để làm nơi thờ đức Phật, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo Phật tử và nhân dân trong vùng.
Tên gọi thân thiết dân gian của chùa Tri Kiến, Kính Thiên Tự, Hoằng Phúc là chùa Quan, chùa Trạm.
Theo báo cáo khoa học “Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc”
Trạm Bình Giang là một trong những Trạm công lớn của Nhà nước trên đường thiên lý  do Nhà nước phong kiến thiết lập để phục vụ truyền tin, đón tiếp quan khách trên đường thực hiện công vụ.
Đây là Trạm dừng chân, đổi ngựa trên đường thiên lý Bắc am qua các thời từ Lý, Trần Lê đến thời các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn xứ Đàng Trong say này.
Trạm Bình Giang năm bên bờ hữu sông Bình Giang (sông Kiến Giang hiện giờ) thuộc Tri Kiến, huyện Tri Kiến xưa, sau là huyện Nha Nghi, nay là huyện Lệ Thủy.
Đây là Trạm quan trọng trong vùng cực Nam Đị Việt từ thời Lý, Trần.
Do chùa gần Trạm Bình Giang nên dân gian gọi là chùa Trạm.
Thời kỳ dinh Quảng Bình đóng ở thôn An Trạch, dân gian gọi là Dinh Trạm.
Chùa Hoằng Phúc dân gian gọi là chùa Quan
Vì khởi nguồn từ am Tri Kiến đênchùa Kính Thiên Tự, Hoằng Phúc Tự luôn được các vương triều phong kiến từ thời Trần, đến thời Nguyễn luôn bảo hộ.
Theo Ô châu cận lục
Kính Thiên đã là ngôi Quan tự
Chùa Quan – là chùa công của Nhà nước, có Tăng quan coi giữ goi là Tự Chính.
Vì vậy chùa Hoằng Phúc dân gian gọi là chùa Quan!
Chùa Hoằng Phúc với những sự kiện lịch sử tiêu biểu
Diễn trình hình thành và kiến tạo của chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ tự các đức Phật
Nơi hoằng dương Phật pháp
Nó còn gắn liền với những sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê tôi qua các thời kỳ
Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa
Nằm ở vị trí bán sơn địa, xung quanh cây cối um tùm và giáp với Mỹ Thổ - Trung Lực
Nơi ra đời chị bộ Công jsanr đầu tiên của Quảng bình (tháng 11/ 1931)
Chùa Hoằng Phúc đã trở thành cơ sở Cách mạng
Nuôi dấu chở che cán bộ về hoạt động
Tại ngôi chùa này đã có bao lần các đồng chí đảng viên chi bộ Trung Lực – Mỹ Thổ về tuyên truyền  để thành lập nhóm Thanh niên Cách mạng
Nhòm gồm có Trần Chí Hiền, Võ Chí Vệ, Hoàng Thị Khê, Lê Hoãn, Hoàng Minh Kính, Trần Tác, Trần Thị Giữ…
Cũng từ đây nhóm Thanh niên Cách mạng đã đề ra việc thành lập các hội ái hữu hội gặt, hội rừng… để tập hợp lực lượng chống sưu cao, thuế nặng, chống đại chủ bóc lột
Đồng thời tuyên truyền chữ quốc ngữ khơi dậy lòng yêu nước, tư tưởng Cách mạng trong các tầng lớp nhân dân.
Đặc biết năm 1943, đồng chí Bùi Trung Lập ,cán bộ của Xứ ủy Trung Kỳ đã đến đây gặp gỡ các cán bộ Cách mạng, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng., tinh thần đấu tranh đến quần chúng nhân dân.
 Đầu tháng năm 1945, theo chỉ thị của cấp trên, Ban vận động khởi nghĩa của các làng đã thành lập. Mỹ Trạch Thượng có Trần Chí Hiền,Võ Chí Vệ, Hoàng Mình Kính…Phường Thuận Thuận Trạch có Hoàng Thị Khê, Lê Hoãn…đứng đầu đoàn quân dân cướp chính quyền quan lại phong kiến huyện Lệ Thủy
Chùa Hoằng Phúc là nơi hội họp để triền khai chỉ thị khởi nghĩa..
Các Đoàn Cách mạng cướp chính quyèn thành công vào ngày 243 – 8 - 1945!
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thuận Trạch , Mỹ Thủ là nơi tiếp giáp với tiền tuyến lớn. Nơi đây là hậu cứ của chiến trường B
Nơi tập kết hàng hóa, vũ khí, điểm dừng chân của các đơn vị trước khi vào chiến trường.
Năm 1967, do tính chất cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt
Địch phát hiện Thuận Trạch, Mỹ Thủy có các đơn vị bộ đội đóng quân
Nơi tập kết hàng hóa, vũ khí chi viện cho miền Nam
Chúng đã đánh phá liên tục
Chùa Hoàng Phúc cũng bị đánh sập, san phẳng sau những đợt không kích của máy bay Mỹ..

 Trong những năm tháng khó khăn,gian khổ, chết chóc bởi cuộc chiến tran phá hoại của đế quốc Mỹ
Các sư tăng chùa Hoằng Phúc
Cùng các phật tử đã đóng góp sức người, sức của cho công cuộc bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Các phật tử đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại địa phương.
Nhiều người tham gia quân đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cấu trúc chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc là một ngôi chùa lớn.
Có nhà bái đường, nhà tăng.
Hai bên là hồ sen.
Tôi từng đến tắm hồ sen của Chùa
Rôi cũng tốp trẻ trong làng ra câu cá ở hồ sen thời chùa bị máy bay Mỹ ném bom!
Hồ dài khá rộng và sâu.
Cá rất nhiêu
Sen cũng rất nhiều!
Chùa trồng nhiều cây cảnh và cây ăn quả
Điển hình là cây xoài.
Như đã kể trên
Xoài rất tốt
Cao to như cây cổ thụ.
Quả ít nhưng rất ngọt.
Xoài trồng hai bên hồ lối vào chùa!
Tốp trẻ chúng tôi ăn cùi xoài, còn hột xoài nhờ các anh lớn làm cỗi xay thóc.
Cách làm:
Lấy hai hạt xoài to
Cưa làm nửa một hạt xoài
Lấy ruột cho rỗng, giưa chui một lỗ.
Hạt xoài còn lại để nguyên, xuyên một chốt tre dài, tay trẻ con cầm được
Đặt lên hạt xoài cắt nửa
Xuyên dây lòi (dây xe sợi săn chắc) quay nhiều vòng tích dây thừng.
Sau đó thả ra.
Hạt xoài nguyên để trên quay như cối xay thóc!
Trò chơi cối xay thóc như thế chơi hết tuổi thơ chúng tôi!
Cổng tam quan của Chùa to và rộng với hai cổng tả và hữu và cổng chinihs.
Cổng chính có hai mái.
Trong những ngày bình thường
Phật tử đo vào hai cổng tả và hữu.
Những ngày lễ ớn mới được đi cửa chính.
Trước cổng chính có đặt tấm bia
“Thượng cái hạ mã”
Ai đi ngang qua Chùa phải xuống xư, xuống ngựa
Đám tang đi qua không được trống kèn!
Chùa Hoắng Phúc nằm vị trí ở giữa làng Thuận Trạch (tục gọi làng Trạm) cahs sông Bình Giang (Kiến Giang) 400m về phía Tây.
Cạnh đường liên thôn, liên xã:
Thuận Trạch - Mỹ Thủy, làng Dương - Dương Thủy, Mỹ Thổ  - Tân Thủy, chợ Mai – Hưng Thủy
Thuận Trạch – Mỹ thủy, Uẩn Áo - Liên Thủy…
Cùa Hoằng Phúc nằm ở thế đất cao ráo, có ao hồ bao bọc hai bên tả hữu.
Đây là vùng đất tốt, đất thiêng.
Nên chúa Nguyễn Phúc Chu mới tặng cho Chùa bức hoành phi “ Vô Song Phúc Đại”
Vùng đất phúc, đất thiêng có một không hai!
Chùa Hoằng Phúc có kiến trúc gần giống với chùa Quốc Ân ở phường Trường An thành phố Huế.
Hệ thống xây dựng của chùa Hoằng Phúc xưa không còn.
Di tích cò lại là nền mòng của nhà bái đường, giếng Chùa và một số tượng Phật, tượng thánh, đại hồng chung, tòa cửu long, các pháp khí, đối, liễn, đồ thơ cúng…
Cống Chùa còn lại là cổng “ Tả Quảng Độ Môn”
Cổng bên trài từ trong Chùa nhìn ra.
Mấy bố con tôi và chau Anh Tuấn con chú em Lực năm Đinh Dậu (2018) về thăm que có ra viếng Chùa đã chụp ảnh lưu niệm ở cổng Tả Quản Độ Môn.
Cổng vẫn giữ thế như ngày xưa nhưng cây si, cây đa đã bao trùm gần hết mặt trên của cổng.
Cổng này có chiều cao 4,25m; bề dày cổng 1,37m.
Trụ cổng cao 2,9m, rộng 1,33m, dày 1,58,.
Móng trụ 0,55m.
Vòm cửa cao 1,85m và rộng 1,58m.
Phía mái cổng được đắp phù điêu tạo hình sen hóa dạng rất khéo léo.
Xung quanh trang trí dây cuốn thành nên vẻ mềm mại của lá sen trên mái cổng khô cứng.
Đồng thời vừa tôn lên nét uy dũng của mặt rồng
Tạo sự cân xứng hài hòa trong việc phối trí giữa mái cổng và cấu trúc tổng thể của vòm cổng.
Mô – típ “Long hàm thọ” trang trí trên mái cổng đặc trưng, phổ biến từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thường có ở đình chùa, miếu mạo, tín ngưỡng của  miền Trung Việt Nam.
Ngay trên vòm cổng là bốn đại tự “ Tả Quảng Độ Môn”
Hai cổng chùa Hoẳng Phúc đường bệ, hoành tráng đến mức ngay cả kinh đô Huế trong giai đoạn ấy không có được mấy chùa có kiểu tổ hợp cống kỳ vỹ như thế.
Điển hình kiểu cổng của chùa Hoằng Phúc còn lại ở Huế là
Lăng vua Minh Mạng, Tả Hồng Môn, Hữu Hồng Môn và Đại Hồng Môn.
Trước đây hệ thống tượng thờ của chùa Hoằng Phúc có số lượng khá lớn
Được thiết kế trên 7 cấp thờ với nhiều tượng lớn nhỏ khác nhau.
Hiện Chùa còn lưu lại 7 pho tượng các loại.
Chất liệu tạo tượng, chế tác, kiểu dáng, mỹ thuật trang trí khác khác nhau.
Trong đó có 5 ppho tượng bằng đồng
1 tượng Phật Thích ca
1 tượn – Niêm hoa vi tiếu Bồ Tát – Địa Tạng
3 pho tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu
2 pho tượng bằng gỗ: Hộ Pháp, Giám Trai Sứ Giả.
Tượng Phật Thích ca:
Chất liệu bằng đồng
Hiện bị gảy mất đầu
Tượng ngồi kiết- giả tọa thiền
Áo cà sa khoác phủ toàn thân
Một tay bắt quyết ấn chủ với ngón taytror chụm vào ngón tay cái , ba ngón tay còn lại duổi thẳng.
Đặt ngửa trên bàn chân
Một bàn tay đưa lên đến giữa ngực khum lại như đang cầm đóa sen.
Đây là kiểu tượng ngồi tọa thiền theo thể loại Hàng Ma
Một hệ tượng cổ của các chùa nước ta.
Loại tượng “ Niêm hoa vi tiếu”
Tượng nặng khoảng 5 kg
Từ vai xuống cao 15cm
Vai rộng 10 cm
Vòng chân xếp bàng rộng 13,5cm
Thân dày 5 cm
Phần đế cao 10 cm.
Tượng Phật Địa Tạng
Được đúc bằng đồng trong tư thế ngồi thiền
Chân xếp bàng, tay phải để trước ngực
Tay trái để ngã đặt trước bụng
Mắt nghắm.
Y cà sa choàng quanh người
Đầu đội mũ Tỳ - lư
Toàn tượng được sơn màu vàng
Khuôn mặt và đầu được sơn màu đỏ
Tượng cao 34 cm, vai rộng 13 cm, thân dày 5,5 cm, đế rộng 15 cm.
Tượng Phật Đại Tạng với thế ngồi và kích thước nhỏ là một hệ tượng khá hiếm
Tượng Ngọc Hoàng
Chất liệu bằng dồng
Tượng ngồi trên ngai gỗ
Hiện không còn nguyên vẹn
Đầu tượng đội mũ bình thiên (mũ miện)
Mặt trước mũ (ở giữa) có phù điêu rồng bay lượn rất uy mãnh
Vành mũ (phía trước) có phù điêu hình mặt trời lửa và hai con rồng chầu vào
Thân  tượng khoác long bà
Phần áo trước bụng trang trí phù điêu hình con roonggf đang uốn lượn
Lưng có thắt dây đai ngọc rủ xuống
Đai ngọc có trang trí hoa văn
Tượng cao 95 cm.
Tương Nam Tào và Bắc Đẩu
Chất liệu bằng đồng
Tượng ngồi
Cả hai pho còn nguyên vẹn nhưng ngai gỗ không còn
Cả hai pho tượng kích cỡ như nhau.
Chân tượng buông thõng xuống
Hai bàn chân đặt cân đối
Độ rộng giữa hai bàn chân là 0,40m
Hai tay duỗi đặt trên hai đầu gối
Trong tay trái cầm cuốn sổ
Tay phải cầm bút
Đây là hai vị giữ và ghi chép số sinh và số tử.
Đầu tượng đội mũ phốc đầu
Mặt trước mũ có trang trí hai phù điêu mặt trời lửa
Vành mũ (phía trước) c ó phù điêu hình mặt trời lửa và hai con rồng chầu vào
Thân tượng khoác cẩm bào (riều bào).
Từ vành cổ xuống ngực áo có trang trí phù điêu ngocjn hư ý
Hai bên phù điêu có rồng chầu
Vạt áo trước bụng có trang trí phù điêu “ Long mã phụ thọ”
Lưng có thắt đại ngọc rũ xuống
Trên đai có trang trí hoa văn
Tượng cao 80 cm (tính từ chân tượng đến mũ)
Đầu tượng cao 28 cm (tính cả mũ)
Thân tượng cao 52 cm
Chân đế tượng rộng 60 cm, dày 35 cm.
Dựa vào kỹ thuật chế tác, độ phân hóa của đồng qua thời gian cùng với việc người ta đặt những đồng tiền yểm tâm tượng
Các nhà nghiên cứu nhận định:
Cả 3 pho tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu có niên đại sớm hờn thời Nguyễn
Khoảng thời Hậu Lê.
Tượng Hộ Pháp
Chất liệu bằng gồ
Tượng theo thế đứng trên bệ
Dáng hình võ tướng
Tay trái chắp trước ngực
Đầu đội mu kim khôi
Thân mặc giáp trụ có hình rồng uốn lượn
Tay trái chắp trước ngực
Tay phải đỡ binh khí vác qua vai
Chân đi ủng
Hai chân đứng so le như bước tới.
Tượng cao 122 cm (tính cả đế 12 cm)
Đầu tượng cao 23 cm, vai rộng 33 cm, phần hong dày 26 cm
Đế tượng hình chữ nhật dài 50 cm, rộng 42 cm, cao 12 cm.
Tượng Giám Trai Sứ Giả
Chất liệu bằng gỗ
Tượng theo thế ngồi trên ngai
Đầu đội mũ buộc khăn
Hình giữa ngực có một nút thắt
Một tay để trên đầu gối
Một tay cầm sách
Hai chân thu hẳn trong phần ngai ngồi
Tượng cao 100 cm, rộng 40 cm,
Phần đầu cao 21 cm
Vai rộng 24 cm
Bệ tượng hình lục giác đều
Với cạnh 22 cm,cao 10 cm.Tòa Cửu Long
Tòa Cửu Long là biểu tượng ý nghĩa và  sinh động nhất về truyền thuyết Đản sinhcuar Đức PHật Thích ca.
Tòa Cửu Long của chùa Hoằng Phúc là một bảo vật quý.
Mặc dù so với tòa Cửu Long khác nó được chế tác đơn giản hơn.
Nhưng nó được đánh giá cao về mặt khỹ thuật, nghệ thuật tạo hình cũng như ý nghĩa biểu hiện.
Tòa được kết cấu làm hai phần
-        Phần đế
-        Phần thân.
Phần đế hình khối tròn, chất liệu gỗ, được chạm trổ tạo hình như một long ngai.
Trên mặt đế có hai lỗ mộng nhỏ nằm sát hai bên thành dùng để khớp nối với phần thân Cửu Long
Chính giữa mặt đế được khoét một hình vuông
Nơi được tôn trí Phật Đản sinh (hiện không còn)
Phần thaqn Cửu Long được chế tác bằng đồng
Hình elip cong vươn ra phía trước như bảo cái
Được sơn son thiếp vàng
Trên ình elip được bố trí 9 đầu rồng.
Mỗi đầu rồng lộ rõ hai chân trước
Đuôi kết nối với nhau liên hoàn bằng các vân mây.

Đầu rồng chính được bố trí ở nơi cao nhất trên hình cung e lip
Rồng có dáng vẽ uy dũng
Đầu mập hơn so với thân
Mặt lộ  ra ngoài
Miệng rộng
Mũi sư tử
Trán vồ nhô cao
Đầu nhô hẳn ra pphias trước tạo thành một cái bảo che chở cho pho tượng Đức Phật Đản sinh phía dưới
Trên đầu có hai sừng.
Tám đầu con rồng còn lại được bố trí đối xứng nhau ở hai bên ôm lấy vầng mây phía sau tạo thành hình thân quang.
Tòa cao (từ đế dến đầu rồng) 62, 5 cm
Chiều rộng nhất ở giữa là 56 cm.
Tòa sen
Tòa làm bằng chất liệu gỗ, sơn son (chỉ còn lại ¼)
Chùa Hoằng Phúc còn giữ được một tòa sen nguyên vẹn.
Hiện được sử dụng để tôn thờ Đức Phật Thích ca.

Tòa có đường kính 55 cm, cao 20 cm.
Cặp Hạc cổ
Được làm bằng chất liệu gồ
Chạm trỏ rất đẹp
Dáng vẻ thanh thoát.
Đại hồng chung
Hiện nay chùa Hoằng Phúc còn bảo tồn Đại hồng chung đúc năm Minh Mạng thứ 20 (1839)
Đề tên “Hoằng Phúc linh chung”
Quả chuông thiêng của chùa Hoằng Phúc.
Có khắc bài mình
“Hoằng Phúc hồng chung minh ký”

Đây là quả Đại hồng chung được khắc sau thời Minh Mạng
Trước đây chùa Hoằng Phúc còn có một quả Đại hồng chung nghìn cân 9đã thất lạc).
Trong Ô châu caanjh lục, Tiến sĩ Dương Văn An đã ghi chép
Tiếng Đại hồng chung và ngôi cổ tự hoằng Phúc (Kính Thiên Tự) đã trở thành biểu rượng văn hóa tâm linh tiêu biểu của một vùng cư dân rộng lớn kéo dài từ nam Đèo Ngang đến.
 phần đất phía bắc tỉn Quảng Trị
Dân gian lưu truyền câu ca đã dẫn ở trên
Tận trời chuông Trạm ngân xa
Ngân vào Hồ Xá, ngân qua chợ Cầu
Bài khắc minh Đại hồng chung năm Minh Mạng thứ 20 (1839)
Nguyên văn:
Phiên âm:
Hoằng Phúc hồng chung minh ký
Vô song phúc địa
Đệ nhất Phạm cung
Tứ dân Thuận Trạch
Vạn pháp quy tông
Tư hội tịnh thổ
Tái chú hồng chung
Bồ thanh nhất hống
Tượng pháp tứ thông
Khoát khai đạo dũ
Tỉnh khởi mê lung
Tam minh mậu đạt
Lục nhập tiêu dung
Ngưỡng kỳ Tam Bảo
Phủ giám đan trung
Tam duyên liễu thoát
Ngũ phúc lai sùng
Pháp âm trường hưởng
Phật nhật thường trung
Nhi kim nhi hậu
Truyền chi vô cùng
Cung hạ bái minh
Thời Minh Mạng nhị thập niên, tuế thứ Kỷ Hợi lục nguyệt, nhị thập thất nhật chú
Tôi tự dịch nghìa kiêm dịch thơ:
Bài minh (ghi lại việc chú đúc) chuông chùa Hoằng Phúc

Đất phước vô song
Phạm vũ bậc nhất
Tứ dân Thuận Trạch
Vạn pháp một dòng
Nay về đất Phật
Đúc lại hồng chung
Một tiếng chuông gióng
Phật pháp cùng thông
Đạo lành rộng mở
Tỉnh ngộ mê lòng
Ba minh sáng tỏ
Sáu nhập dung thông
Ngưỡng cầu Tam Bảo
Cúi xét thành tâm
Ba duyên hội tujNawm phúc hợp cùng
Pháp âm vang mãi
Ngày Phật sáng trong
Từ nay về cuối
Truyền đến vô cùng
Dân minh cung kính!
Chú đúc ngày 27 tháng 6 năm Kỷ Hợi (1839) niên hiệu Minh Mạng thứ 20.
Bài minh khắc trên chuông chùa Hoằng Phúc là một tư liệu quý hiếm
Lưu giữ nhieeuf thông tin có giá trị
Liên quan đến ngôi cổ tự được xếp vào hạng lâu nhất của Quảng Bình.

Bài minh với văn phong cao nhã
Tư tưởng uyên thâm
Sử dụng nhiều điển tích, điển cố, nhiều thuật ngữ Phật học chuyên sâu.
Những lời thống thiết trong bài minh
Chính là tâm nguyện của các bậc tiên vương nhà Nguyễn
Vua Thiệu Trị ghe thăm đọc những dòng này
Ông đã rưng rưng rơi lệ
Đã ghi lại mấy câu trong bài thơ “Đề Hoằng Phúc tự”
“Vạn giác diêu nguyên hoàng giác diệu
Thiên thu kim bích quốc ân hồng
Nguyện hoằng phước quả chúng sinh toại
Phật nhật tăng huy đế đạo long”
Nghĩa là:
Việc giáo hóa muôn đời của các bậc tiên đế thật diệu kỳ
Đến đời sau chùa Phật vẫn ghi dấu ấn trạch lớn của nước nhà
Nguyện rộng gieo quả phước để chúng sinh khắp cõi cùng chung hưởng

Mặt trời Phật pháp  càng  sáng tỏ thì đạo của vua càng hưng thịnh vậy.)
Đại Hồng chung chùa Hoằng Phúc nặng 80 kg, cao 1,1 m, đường kính 0,5 m
Tai treo chạm nổi hai con rồng, miệng ngậm ngọc, chân 4 móng, tai cao 0,3 m.
Thân chuông có khắc tỉ mỹ hoa văn, hoa lá cách điệu
Có khắc nổi hình 4 mặt trời.
Chuông có 4 núm tượng trưng cho bốn mùa Xuan, Hạ, Thu, Đông
Ở các núm có khắc 4 chữ Hàn:
Nùm khắc chx Hoằng
Núm hai khắc chữ Phúc
Núm ba khắc chữ Linh
Núm bốn khắc Chung.

Chùa có lưu giữ bức hoành phi cổ, chất liệu bằng gỗ ghi “ Hoằng PHúc tự”
Hiện nay chỉ còn khung sơn son tiếp vàng.
Kung gỗ dài 1,4 m, rộng 0,5 m
1 câu đối bằng gỗ (hiện còn vế đối trước)
Nguyên văn chwxx Hán:

Phiên âm:
Trang lĩnh đối liên đài thường văn cổ
Khải Định tam niên Mậu Ngọ
Dịch nghĩa:
Đài sen đối núi thiêng thường nghe tiếng trống (ở nơi cửa Phật thường nghe tiếng trống “Bát nhã” – Cách đánh riêng của nhà Chùa)
KHải Định năm thứ ba Mậu Ngọ (1918)
Một vị thần bằng gỗ
Nguyên văn chữ Hán:


Phiên âm:
Phụng vi thập phương quá cố liệt vị nhất thiết thần chánhđẳng chi hương linh tọa vị
Nghĩa là:
Kính thờ hương linh của các chư vị thần chánh đẳng trong mười phương
Một biển bằng gỗ có khắc ba đại tự “ Thiếu Lâm Tự”
Nguyên văn chữ Hán:
Đệ tử Lễ bộ Thượng thư trí sự Phạm Hữu Điền.
Khải Định ngũ niên
Nghĩa là:
Đệ tử của Chùa là Phạm Hữu Điển nguyên là Thượng thư Bộ Lễ
Khải Định năm thứ 5 (1920)
Kết quả khảo cứu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho thấy
Chùa Hoằng Phúc đã lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm
Đa dạng nhiều chủng loại
Với trình độ kỹ thuật chế tác khác nhau
Mang nhiều phong cách nghệ thuật của nhiều triều đại trong lịch sử.Đồng thời cũng khẳng định rằng
So với miền Thuận Quảng
Quảng Bình sát nhập vào quốc gia Đại Việt sớm hơn 237 năm(1069 – 1306).
Các ngôi cổ tự của người Việt hiện diện trên đất này cũng có trước miền Thuận Quảng hàng trăm năm.
Điều đó đã góp phần lý giải vì sao tại vùng đất này có sự hiện diện chồng xếp lên nhau của các hệ tượng, pháp khí Phật giáo đa nguồn gốc, đa phong cách, đa chất liệu
Chùa Hoằng Phúc (am Tri Kiến, Kính Thiên tự) là di sản của một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo của Đại Việt được cộng đồng dân cư mang theo trong quá trình di dân mở cõi phương Nam thời Lý – Trần.
Góp phần giữ gìn bản sắc Đại Việt khi đến vùng đất mới để an cư, lạc nghiệp.
Đây là di tích được các nhân vật lịch sử của quốc gia phong kiến
Phật hoàng Trần Nhân Tông, chuias tiên Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Tùng Thiện Quận công Nguyễn Phúc Miên Thẩm, vua Tự Đức…) đã đến thăm  và quan tâm trùng tu, phục dựng, chấn hưng.
Phục vụ cho sự đồng hóa dân tộc trong quá trình mở cõi
Cố kết  cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa tâm linh để tạo sức mạnh.
Cố kết lòng dân thông quâ đức tin đầy lòng vị tha của Đạo Phật
Là di tích vào loại cổ xưa nhất chứa đựng nhiều thông điệp về lịch sử Phật giáo Đại Việt thâm nhập vào xứ Đàng Trong.
Nơi ddaaay có sức hút của hội nhập
Sức lan tỏa lớn của một trung tâm Phật giáo Đại Viết xứ Đàng Trong.
Với chiều dài lịch sử 718 năm, chùa Hoằng Phúc xứng đáng là chùa cổ danh thắng của Quảng Bình
Của xứ Đàng Trong
Và của cả Việt Nam.
Ngày 9 tháng 12 năm 2015, Bộ Văn hóa Thể thao đã ban hành quyết định số 4248. QQĐ – BVHTTDL xếp hạng chùa Hoằng Phúc là Di tích Quốc gia.










Trải qua thời gian, chùa đã bị hư hại, chùa bị sụp đổ trong cơn bão số 12 năm 1985. Đến thời điểm năm 2014, có một số hiện vật của chùa được lưu giữ như: mõ, một quả chuông bằng đồng cân 80 kg, cao 1,1m, đường kính 0,5m có tai treo chạm nổi hai con rồng miệng ngậm ngọc cùng nhiều hoa văn tinh xảo, tượng Phật, lư hương, đế đèn, bình hoa, tòa sen. Năm 2010, chùa này được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh.

Ngày 30/11/2014, công trình phục dựng chùa Hoằng Phúc do UBND huyện Lệ Thủy làm chủ đầu tư với tổng số vốn 40,4 tỷ đồng từ đóng góp của cá nhân và các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và phật tử trong cả nước. Chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo theo hướng chính và giữ nguyên trạng chùa cũ, theo lối chùa cổ thời nhà Trần, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2016.
Ngày 16/1/2016, chùa đã được làm lễ khánh hạ. Chùa được Giáo hội Phật giáo Myanmar tặng viên xá lợi của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ chùa Vàng Shwedagon (Yangon, Myanmar. Nhân dịp khánh hạ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng Di tích quốc gia Việt Nam.
Những nhà sư tu hành đều biết:
Chùa Hoằng Phúc với khởi nguồn là am Tri Kiến, chùa Kính Thiên
ở gần trạm Bình Giang, bên bờ hữu sông Bình Giang (nay gọi là sông Kiến Giang),
tọa trên vùng đất thôn Tri Kiến, huyện Tri Kiến cổ,
sau là huyện Nha Nghi và nay là thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Bà con trong Làng và dân thập phương gọi tên gọi dân gian thân thiết là chùa Quan, chùa Trạm.
Từ sự kiện ghi dấu bước chân hành hỏa của Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến vân du phương Nam năm 1301 đến am Tri Kiến để ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý Phật giáo,
ngôi thảo am Tri Kiến đã thu hút sự ngưỡng vọng của công chúng, trở thanh trung tâm tâm linh của vùng,
nhờ đó mà thành ngôi chùa cổ nổi tiếng và đồng hành cùng lịch sử dân tộc hơn 7 thế kỉ qua.
Có thể nói, chùa Hoằng Phúc (chùa Kính Thiên, am Tri Kiến) là di sản của một trung tâm văn hóa tâm linh Phật giáo của Đại Việt
được cộng đồng dân cư mang theo trong quá trình di dân mở cõi phương Nam thời Lý - Trần,
góp phần giữ gìn bản sắc Đại Việt khi đến vùng đất mới, để an cư lạc nghiệp.
Đây là di tích được các nhân vật lịch sử của quốc gia phong kiến (Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Tiên Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Tùng Thiện Quận công Nguyễn Phúc Miên Thẩm, vua Tự Đức…) đã đến, quan tâm trùng tu, phục dựng và chấn hưng
vì mục đích phục vụ cho sự hòa đồng dân tộc trong quá trình mở cõi,
cố kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa tâm linh để tạo sức mạnh từ cố kết lòng dân thông qua đức tin đầy lòng vị tha của đạo Phật.
Là di tích thuộc loại cổ xưa nhất chứa đựng nhiều thông điệp về lịch sử Phật giáo Đại Việt
thâm nhập vào xứ Đàng Trong theo cộng đồng dân di cư, theo các nhà tu hành và theo dấu chân kinh lý trên đường thiên lý của các bậc vua chúa, quan lại mộ đạo Phật.
Vì thế, nơi đây có sức hút của hội nhập, lại vừa có sức lan tỏa của một trung tâm Phật giáo Đại Việt xứ Đàng Trong.

Chùa Hoàng Phúc trong Ô châu cận lục, Đương Văn An đã viết:
"Chùa ở gần trạm Bình Giang, huyện Lệ Thủy, nước biếc uốn quanh, non xanh chầu về. Hẳn nhiên là một ngôi chùa u tịch, một cõi thần tiên vậy. Nhà cửa, thôn xóm chẳng xa nhưng tuyệt nhiên không nghe tiếng gà gáy, chó sủa. Thật là một ngôi chùa lớn ở Tân Bình vậy. Chùa có đại hồng chung nặng nghìn cân, có tăng quan và người quét dọn, bốn mùa phụng thờ. Nay hoa rụng, chim kêu, chỉ còn trơ lại nền mà thôi".
Chùa Trạm là niềm tự hào cho làng Phường Thuận Trạch!

2
Chùa Quan là nơi tụ họp của Làng, sau này là của hợp tác xã.
Bây giờ gọi là địa chỉ văn hóa.
Nhưng sân chùa vui hơn nhiều
Chỉ thấy người lớn vui , trẻ con nô đùa.
Mặt mấy ông sư hiền khô vui vẻ.
Không như mặt mấy lão chủ nhiệm, bí thư xóm lúc nào cũng quàu quạu.
Chữ nghĩa thì i tờ mà tổ chức họp xã viên liên miên.
Mỗi lần chủ nhiệm, bí thư lên nói tràng giang đại hải chẳng được tích sự gì làm bà con ngù gật.
Sáng không còn sức đi cấy, đi cày!
*
Chùa đối với trẻ thơ vui lắm.
Đêm nào trẻ con cũng tụ tập ở sân chùa chơi “bùng chết” – một trò chơi của trẻ làng, ai cũng rất thích.
Có khi mải chơi đến trăng lặn còn chưa về.
*
Hồi máy bay chưa đánh phá miền Bắc, chùa đẹp lung linh.
Chùa có nhà giữa, hai nhà ngang thờ đầy phật.
Hai bên chùa có hai ao sen, mùa hạ đầy sen đẹp nở.
Chùa có hai cổng Tam quan bề thế.
Nay vẫn còn giữ lại được một cổng bên phải làm kỷ niệm (ngoài chùa đi vào)
Nhà chùa giữa đầy tượng phật. Chính giữa có ông phật mới sinh ba ngày nhảy qua sông lớn, rông bốn phía đến chầu.
Hai dãy chùa ngang hai bên có ông Thiện, ông Ác, ông Nhịn ăn, ông Nhịn mặc, có nhiều bức tranh tả cảnh Thiên đình, Đại ngục.
Ai sống tu thân tích đức thì sẽ lên Thiên đình, ai sống gian ác thì sẽ về Địa ngục!
Chùa trồng nhiều cây ăn quá
Nổi lên giữa sân chùa là những cây xoài cổ thụ.
Quả không sai nhưng ăn rất ngọt.
Được ông sư cho một quả là mừng hết nậy (9)
Đúng là đất vua, chùa làng.

*
Chùa Quan linh thiêng như thế nhưng cũng không thoát khỏi bom đạn giặc Mỹ.
Năm sáu tư (1964) máy bay Mỹ ra bắn phá miền Bắc, chúng rêu rao không bắn phá đền chùa miếu mạo, nhà thơ.
Chúng nói mồm chúng vậy, giống như mấy lão mỏ đóm, nói một đằng làm một nẻo.
Khoảng năm Sáu Sáu (1966) làng ta không còn một mái chùa, nghè, miệu nào.
Hễ nhìn xuống thấy chỗ nào có nhà ngói là máy bay bỏ bom.
Làng có hơn hai chục nghè, miệu.
Như nghè Tam Tòa ngoài ruộng của Mẹ gần  Làng Dương, Dương Thủy,
Nghè Tu Huýt
Nghè Mỹ Sơn
Nghe Ngã Ba…
Thôn nào cũng có miệu…
Tất cả không còn một viên ngói.
Chùa Quan bom chà đi, xát lại, tường gạch đổ xiêu, cột nhà chùa bằng mít to người ôm không xuể, đứng trơ vơ giữa trời dầm mưa, dải nắng…
Các tượng Phật bị hơi bom hắt lên trời.
Các sư sãi cũng phải chạy nấp hầm tránh bom…
Mô Phật!




Tôi có 100 bài thơ tứ tuyệt vịnh  Chùa Quan!

3
Ngày mồng 3 tháng 9 năm 1959, sau Quốc Khánh một ngày, chị Qua (Đỗ Thi Khiếc) hy sinh trong lúc bắn mình phá đá mở đường 559 tại Vít Thù Lù tận biên gới Việt - Lào
(Điểm này con đã hành quân qua và bị sốt rét nằm lại.
 Đường chiến lược này khởi nguồn tại ngã ba Thạch Bàn, huyện Lệ Thủ , Quảng Bình đi sâu vào Nam.)
Mẹ đã gửi chị vào Chùa Quan.
Con nhớ các thầy tu tụng kinh đến ba ngày ba đêm mong cho linh hồn chị siêu thoát.
3
Con gái làng tôi nổi tiếng đẹp trong huyện Lệ Thủy.
Có một bà hoàng của vua Tự Đức là người làng Phường được thờ trong lăng Tự Đức.
Hình như con gái của vùng vừa buôn bán, vừa làm nông kết hợp được nét thuần phác, nét linh lợi nên người đẹp vừa nền nã vừa nhanh nhẹn thông minh đủ sức chèo chống trước sống gió cuộc đời!
Con gái của Cụ Ngô Đình Nhu đặt tên là Ngô Đình Lệ Thủy chắc là có chút tự hào về quê hương.
Mẹ cũng là người đẹp
Mẹ như chị Lới, chị Giạn, chị Huệ, o Thí, cái Dung, chị Mọt, chị Điu, Bỗng, Bảnh, Truc, Thón, Khiếc, Chình…
Một giàn trung nữ tuyệt xinh của họ Hoàng, làm các anh bộ đội đóng quân trên doanh trại trung đoàn 66 mê mẩn!
Nhưng Mẹ hay ngậm ngùi than thở:
Con gái họ Hoàng phận bạc, tình duyên dang dở, gia thất chia lìa.

4

Mẹ, thời con gái có dáng thon thả nền nã, da trắng, mặt trái xoan sống mũi cao , thẳng nhưng không nhọn, hao hao giống phụ nữ châu Âu .
Tình tình thẳng thắn, nóng nảy,  cương trực như đàn ông
Lại có học.
Ông ngoai cho học đến tốt nghiệp Yếu Lược thời Tây.
Con học tiếng Pháp với Mẹ nói và viết được nhiều chữ hơn học ba năm tiếng Pháp đại học sau này!
Mỗi lần bắt gặp bà Tây ngoài đời hoặc trong phim ảnh,  con giật mình tưởng như là Mẹ hiện về!
Cái nét đẹp tuyệt vời này con không thừa hưởng được.
Con lại giống Ba khuôn mặt chữ điền.
Mũi dài nhọn nhưng hơi lõm.
Về già trông thô ráp.
Mặt chữ điền không có tiền trong túi!
Con gái làng giễu vậy!
Mẹ có hình thức như thế nên nên dù “mạ nghé” (3), chị Qua (4)  lên 7 tuổi rồi mà ông Hoãn trai tân hoạt động Cách mạng cùng Mẹ vẫn yêu say đắm, tận tụy cầu xin lấy làm vợ!
Việc ấy thực hi hữu xảy ra trong một thời mà Nho giáo đang ngự trị đời sống tinh thần, vật chất của nhân quần!
*
Mẹ hát rất hay
Mẹ hò cũng rất hay
Hò bắt miệng rất giỏi (7)
Mẹ say tình giã gạo thâu đêm
Giã hết thóc bỏ trú (trấu) vào giã.
Con không có giọng hát, giọng hò như Mẹ.
Mẹ thường chê
Giọng mày thua giọng thằng Lực (9)
Giọng nó choong voong
Giọng mày tức tức giống Ba mày không đơn ca được.
5
Con không học được Mẹ tính tập thể, tổ chức.
Đi dân nhớ, ở dân thương!
Mẹ thường mắng: “Mày là đứa đập không đi, hò không đứng”
Con thường hay khích bác người ta.


Từ thuở nhà Trần mở mang bờ cõi, có làng Phường, làng Phường có nhiều lần bị đói.
Những năm mất mùa giêng hai thiếu thốn mọi người lại chạy lên cồn, lên rẫy vỡ đất trồng khoai, trồng sắn.
Con gải nhà bị đói phải bán gã cho Cà lơ (6)
Nhà ông Gianh trong làng người nào cũng cao như Tây nhưng lại thường bị đói sớm nhất.
Em gái ông Gianh phải lấy Cà lơ.
Mỗi lần ả về thăm làng cả bọn trẻ chũng tôi đi xem như xem người ngoài hành tinh về trái đất.
Ông chồng ả già đen như khúc gỗ mun, miệng lúc nào cũng ngâm ống điều (tẩu) phì phèo khói thuốc bay đầy xung quanh.
Còn ả thì mặc váy như các mụ thiểu số Cà lơ, chứ không mặc quần như gái  làng.
Mẹ tôi nói:
Năm đói nhà ông Gianh phải bán gã cho Cà lơ để lấy khoai sắn ăn cứu đói.
Cái đói năm 1945 rùng rợn lắm.
Mẹ tôi thường nhắc lại một nỗi kinh hoàng đến giờ còn run.
Mẹ kể:
Nhà ông ngoại ở sát chợ Phiên, người đói từ các miền dạt về không đếm hết.
Kẻ nối (đội) bàn thờ, hương đèn, người kéo chó, dắt con lển nga, lễn nghễn, áo quần tơi tớp đi thâu đêm suốt sáng.
Mẹ ngồi ở cửa số cho hết xâu tiền này hết xâu tiền khác cho người đói qua đường.
Giữa chợ Phiên người đói nằm la liệt
Rồi thì chết dần chết mòn hết
Làng phải cứ đám mần xâu nấu nước khiêng đi chôn.
Có cô gái độ mười tám đôi mươi sống lay lắt lâu nhất
Mấy tuần sau mới chết!
Suốt đời Mẹ nhắc nhở con cái
“Gắng chăm làm đừng để chết đói như năm 1945
Thương tâm lắm!”
*

(Còn nữa)






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét