Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỖ HOÀNG (1)

 


ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỖ HOÀNG (1)

 

Lts:

Sau cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam 40 năm, nên có sự nhìn lại tác giả Đỗ Hoàng .

một cách công băng hơn, xin giới thiệu một vài nhận định có tinh chất cá nhân, bạn bè, đồng nghiệp, đồng tộc về Đỗ Hoàng của các văn sỹ sau: Trần Quang Đạo, Paul Nguyễn Hòang Đức: Ngô Minh, Vĩnh Nguyên, Vũ Nho, Nguyễn Thiết, Võ Gia Trị, Cao Xuân Sơn, Nguyễn Trần Thái, Tạ Bảo,  Vĩnh Nguyên, Đỗ Trường, Phạm Thành,  Kim Yến , Sương Nguyệt Minh, Phạm Khải, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Khác Trường, Nguyễn Hiếu, Mai Tiến Nghị…

 

 

 

 

 

 

Nhà văn, nhà triết học - Paul Nguyễn Hoàng Đức

 

 

 Người Việt có câu: có cứng mới đứng đầu gió, với vốn liếng văn hóa dạn dầy, dài rộng, sâu lắng, và thi ca kim cổ đông tây đồ sộ, lại mang một tầm nhìn lớn cho thơ, một tầm vóc hoành tráng cho chữ nghĩa, làm gì Đỗ Hoàng chẳng tự tin và dám tả xung hữu đột đối mặt với lực lượng làm thơ mậu dịch đông rinh ríc. Có một phát hiện mới của loài người rằng: sáng tạo là việc của cá nhân chứ không phải làm việc là sản phẩm của đám đông. Hàng nghìn, hàng vạn người làm việc cũng không thể được gọi là sáng tác mà đó chỉ là sản xuất. Chính thế văn thơ bao cấp nhiều khi chỉ là chỗ không người. tôi vừa chia sẻ sự cô lập của Đỗ Hoàng vừa buộc phải thán phục anh. Nếu không có tâm hồn chịu sóng gió cô lập trước đám đông vần vèo nhũn nhẽo thì làm sao có được một Đỗ Hoàng thơ ca hoành tráng như vậy, dám làm một cây bút hàng đầu phản tỉnh lại cuộc chiến “nồi da sáo thịt”?! Bái phục! Bái phục!

 

     Về thơ, đặc biệt thơ phản chiến, trình độ thơ, tình yêu thơ, tài năng thơ, Đỗ Hoàng chắc chắn luôn ngồi chiếu một. Việc đó giờ đây là bất khả bác bỏ. Tôi đã bình bầu 3 người giỏi kiến thức thơ ở Việt Nam là Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Hưng Quốc từ lâu, nhưng cho đến nay chưa ai bác được! Theo truyền thống tư duy của Tây, anh không bác được, anh không đề cử ai hơn, nghĩa là anh buộc phải chấp nhận! Tuy 3 người đó, nhưng về sáng tác thơ thì Nguyễn Hưng Quốc lại không bằng 2 vị kia.

Nhà văn Đỗ Trường (Đức Quốc):

- Họ Nguyễn có Nguyễn Duy, Nguyễn Trọng Tạo; họ Trần có Trần Đăng Khoa, Trần Mạnh Hảo; họ Đỗ chúng tôi có Đỗ Hoàng. Đỗ Hoàng có thể ra thị tài với các họ khác!

- Đỗ Hoàng là nhà thơ chơi chữ giỏi nhất!

Nhà thơ Trần Quang Đạo: Thơ phản chiến của Đỗ Hoàng như nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn!

Đỗ Hoàng mang một “cái án lý lịch”, đến nỗi khi đã có giấy của Bộ Đại học báo về đi học tiếng Pháp ở nước ngoài cũng bị đình chỉ và đổi cho đi học 10 + 3. Những ẩn ức đó anh dồn cho Tâm sự người lính, một tập thơ có “khẩu khí” phản chiến nói về thân phận người lính. Cái nhìn của Đỗ Hoàng trong Tâm sự người lính có một số lệch lạc nhất định theo cách nhìn chính thống. Bởi anh đã nhìn cuộc chiến bằng một con mắt khác, con mắt của kẻ bị chụp mũ lí lịch. Song có những bài thơ phản chiến mang đúng nghĩa của nó, như là nhạc của Trịnh Công Sơn trước 1975, khi đọc, ta không khỏi bất ngờ.

Quen Đỗ Hoàng đã lâu, được Đỗ Hoàng tặng cho nhiều tập thơ, nhiều tập tiểu thuyết do anh viết, song về thơ, tôi chỉ nhớ Tâm sự người lính và mấy bài thơ lẻ, về tiểu thuyết, tôi chỉ nhớ cuốn Phí một thời trai, là cuốn tiểu thuyết hay nhất của anh. Những lúc trà dư tửu hậu, chúng tôi thường bắt Đỗ Hoàng đọc những bài thơ hay của anh như bài: Bên thành Luy Lâu, Hoài vọng, Ngủ quên, Nhặt từ bùn...

Đó là những bài thơ “đỉnh” của Đỗ Hoàng. Những bài thơ đó hay không chỉ ở câu chữ, tu từ mà hay ở cả ý tưởng, tư tưởng. Nó còn hay ở cách đọc thơ của Đỗ Hoàng trong cuộc rượu. Nó say sưa, lôi cuốn ở cách ngắt nhịp, nhả chữ của nghệ sỹ Bảy hoa và dáng đứng nghiêng nghiêng, nghển cổ đọc ở anh. Khi nào anh đọc bài Hoài vọng, đến câu: Tàn chiều tiếng vọng trăm năm/ Nhà em nghìn bậc then căm cắm cài, hay bài Bên thành Luy Lâu đến câu: Bá vương mộng mị tàn đi/ Thành xưa một chỗ, để ghi nhớ rằng... là chúng tôi đều vỗ tay tán thưởng.

Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết Đỗ Hoàng không theo nghiệp văn chương mà cứ làm cái nghề gõ đầu trẻ thì với tính cách bay như anh liệu có đi hết đường đời dạy học? Chỉ biết rằng, từ ngày tôi quen Đỗ Hoàng thì tôi thấy anh vịn vào thơ mà sống, vịn vào thơ để cùng thơ bay đến với bạn đọc. Thơ ca đã trở thành chốn thiêng liêng, vỗ về những gian khó trong cuộc đời chật vật mưu sinh của anh; thơ ca đã trở thành nơi neo đậu để anh bay trong cõi đời không mấy êm chèo mát mái của số phận. Tôi nghĩ, nếu không có thơ ca, Đỗ Hoàng đã gục ngã từ lâu rồi.

Nhà thơ Ngô Minh::

 Anh là người tình bên này bờ ly biệt, khắc khoải trông vời bong dáng người thương. Anh là người bạn khóc cười, sống chết với bạn bè, là đứa con nghèo đâu đáu nỗi iềm báo hiếu, là nỗi đau của bao khát vọng không thành, của những nỗi hang ngày buồn thương lao lực…

 

 Nhà thơ Vĩnh Nguyên  :

 

Háo hức, tôi đọc Kiều Thơ. Tôi đưa Truyện Kiều ra đọc lại để đối chiếu. Lại phải đọc hết cả phần chú thích Kiều Thơ, thì phải khen Đỗ Hoàng. Kiều Thơ , Đỗ Hoàng dịch không trùng câu chữ của Nguyễn Du mà lại trùng ý và tứ  . Thơ lục bát chỉnh chu, uyể chuyển, không bị ép vần mà rất tình. Sau Nguyễn Du có biết bao nhiêu người giỏi Hán Nôm, nhưng gần 300 năm rồi khoonmg có au muốn dịch lại “Đoạn trường tân thanh” là có thể người ngại, người ta gờm những câu thơ thần của cụ Nguyễn Du. May mắn thay đầu thế kỷ 21 có một người thơ tên là Hoàng, họ Đỗ, tự học lấy chứ Hán, dịch Đường thi và dịch lại b Kim Vân Kiều truyện bằng thể thơ lục bát theo văn phong riêng của anh.

  Có hai điều đqngs khen Đỗ Hoàng. Một là dịch hết Kim Vân Kiều truyện. Hai là vẫn chơi thể thơ lục bát mà không sợ cụ Nguyễn – không sợ búa rìu dư luận..

Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Đỗ Hoàng là một nhà thơ lớn!

Nhà văn Vũ Nho: Đỗ Hoàng chập chờn cơn tỉnh, cơn mê!

Như đã nói trên, Đỗ Hoàng đi giữa cõi tỉnh cõi mê, anh nghiêng về mê hơn là tỉnh, anh nghiêng về mộng hơn là thực, nhưng những lúc tỉnh thức cũng là những lúc có bao nhiêu nỗi niềm cứ tưởng khuất lấp bảng lảng bỗng hiện ra chói gắt. Nó khiến người ta phải giật mình.chăng?

          Có thể nói sau nhiều năm lăn lộn, đối mặt với cuộc thế trần tục nhiều nỗi buồn, lắm niềm vui, Đỗ Hoàng đã nghiệm ra nhiều điều. Trong số đó có phải là điều cơ bản này    

                   Vạn năm mọi chuyện cũ rồi

                   Thế thì thôi, thế thì thôi mộng gì?

                                      Hư vô

Thế nhưng Chết khó, mà còn sống thì không thể không mộng mơ, không  thể không chấp nhận cuộc đời với bao vinh nhục, trái ngang, xấu tốt, trắng đen, phi lí của nó.  Bài thơ viết từ năm 1992, nhưng từ đó đến nay, Đỗ Hoàng vẫn bềnh bồng giữa cõi si mê, vẫn cặm cụi rút ngắn “Khoảng cách từ trái tim người đến trái tim tôi” (Khoảng cách) và gắng gỏi miệt mài “Làm mặn cho đời trong từng trang viết” ( Thi nhân).

                                                          Hà Nội 11/10/2008

 

Nhà thơ Trần Hậu:

Đỗ Hoàng và Xuân Diệu

Nhìn gần rồi nhìn xa

Hai tài năng tiêu biểu

Của nền thơ nước ta!

 

Mai Tiến Nghị | 28/05/2011, 23:03

Tim tôi cũng tái ngây vì lạnh,

Cùng đường vào cám cảnh ngày xa.

Đoàn con gái lính đi ra,

Bao giờ về lại quê nhà thuở xưa?
Phảng phất khí thơ Chinh phụ ngâm. Nhưng ĐAU hơn! cái sự dằn vặt chờ của người ở nhà còn có lúc nguôi ngoai nhưng cái sự đối mặt với chết chóc và nỗi xa người thân đối với phận gái là lính còn khủng khiếp hơn nhiều. Liệu có thể đặt tên "nữ binh ngâm khúc"
Năm bảy ba vẫn cái thời đường ra trận mùa này đẹp lắm thì bài thơ này chắc phải giấu kỹ dưới đáy ba lô. Nhưng em nghĩ đó là chất nhân văn của người lính và nhất là người lính ấy lại là nhà thơ.Em cũng viết một vài bài cũng đau đời như thế nhưng chỉ để riêng mình.
Hôm nay đọc bài thơ Lính gái nhắc mình nhớ lại một thời khốn khổ đã qua.
Cảm ơn anh Đỗ Hoàng

 

Nguyễn Trần Thái:

 

. Một lần anh đem đến tặng tôi tập thơ “Tuý Thì Ca”. Anh tuyển dịch từ thơ Đường của Trung Quốc. Lại còn thế nữa chứ! Sự hoài nghi kích thích tôi. Tôi đọc rất chậm rãi tập thơ Hoàng dịch. Trời thật là một con người ngang và gàn. Sự ngang gàn đáng yêu. Lần ấy vào năm 2003 tại quán bia Chùa Bộc có nhà thơ Vương Tùng Cương, nhà thơ Lam Huy Nhuận. Hoàng đọc mấy bài thơ Đường anh dịch. Trong bài “ Chiến thành Nam” của Lý Bạch, có câu : 
                       
                        “Tẩy binh điều chi thương hải ba 
                          Phóng mã Thiên Sơn huyết trung thảo”

  Hoàng phóng bút thành:

                           “Rửa gươm trong sóng bể dâu
                             Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn”  

  Tôi không nén được sự thcán phục. Thần quá ! Dịch như thế thì thôi rồi. Thật là tài! Từ đó tôi không nghi ngờ gì nữa về cái kiến thức Hán ngữ trong anh…

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét