Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Đám bốc thơm Hữu Thỉnh (tiếp theo)

 

Đám bốc thơm Hữu Thỉnh (tiếp theo)

Thứ hai - 22/06/2020 14:33
ĐÁM BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH- HỌC THUÂT THẤP,- NHÂN CÁCH KÉM...GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO VĂN HỌC, NHÂN DÂN (tiếp theo) Đỗ Hoàng(Tiếp theo) Văn Chinh tâng bốc Hữu Thỉnh khi còn làm báo nông nghiệp Việt Nam, có người gọi báo "phân gio" vì có vợ làm ở báo Văn nghệ, báo do Hữu Thỉnh làm Tổng biển tập. Cách nịnh thối của Văn Chinh không thua gì tiến sĩ bò Phạm Quang Trung:"Tiến sĩ trâu Phạm Quang TrungCó quyền, có bạc thì bâu khen phò"! Trơ trẽn nhất là bên bài "Hỏi" của Hữu Thỉnh ăn cắp nguyên xi bài " Thượng đế làm ra mặt trời" của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926). Hữu Thỉnh cắp lộ liễu, Văn Chính nịnh thối trơ trẽn đến nỗi nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải viết:
Đám bốc thơm Hữu Thỉnh (tiếp theo)
ĐÁM BỐC THƠM THƠ HỮU THỈNH
  • HỌC THUÂT THẤP,
  • NHÂN CÁCH KÉM...
GÂY TÁC HẠI LÂU DÀI CHO VĂN HỌC, NHÂN DÂN (tiếp theo)
       Đỗ Hoàng
(Tiếp theo)
  Văn Chinh tâng bốc Hữu Thỉnh khi còn làm báo nông nghiệp Việt Nam, có người gọi báo "phân gio" vì có vợ làm ở báo Văn nghệ, báo do Hữu Thỉnh làm Tổng biển tập. Cách nịnh thối của Văn Chinh không thua gì tiến sĩ bò Phạm Quang Trung:
"Tiến sĩ trâu Phạm Quang Trung
Có quyền, có bạc thì bâu khen phò"!
  Trơ trẽn nhất là bên bài "Hỏi" của Hữu Thỉnh ăn cắp nguyên xi bài " Thượng đế làm ra mặt trời" của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig (sinh năm 1926). Hữu Thỉnh cắp lộ liễu, Văn Chính nịnh thối trơ trẽn đến nỗi nhà thơ Trần Mạnh Hảo phải viết: "“VĂN CHINH BÊNH BÀI THƠ HỎI LÀ BÊNH CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM” VÀ ĐÃ KIẾM ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2012 !?
Giải thưởng Lý luận phê bình Hội Nhà văn VN 2012 đã được trao cho cuốn “Đa cực và điểm đến” của nhà văn Văn Chinh. VC+ đã nhận được khá nhiều email về giải thưởng Hội Nhà văn năm nay.
   Đã có ý kiến nêu rằng, sau những lần “đeo khiên” che chắn nắn bi cho nhà thơ – Chủ tịch Hội Nhà văn Hữu Thỉnh mà giờ Văn Chinh có tí “ti bột ngọt”; còn cái loại vung tay, đá chân ngang ngóc nhìn giải thưởng mà khóc nhé, sữa thơm chỉ vắt cho chú nào biết cúi xuống. Bài biện dưới của nhà văn Văn Chinh, cho rằng bài thơ “Hỏi” của nhà thơ Hữu Thỉnh không đạo văn...
Dù Văn Chinh cũng giỏi cãi, song “hàng lộ” rồi, thơ ta và thơ tây đều “nguyên con” ở đấy, dân tình có quáng đâu mà nhìn gà hóa quốc. Thật là, yêu nhau như thế bằng mười hại nhau, làng văn đều dưới quyền ông chủ tịch Hội, đã lâu rồi, đều lờ lớ lơ quên đi bài thơ “Hỏi”, thì Văn Chinh lại bạo gan bới thối lại. Phải chăng…?
  Rồi Văn Chinh bốc thơm tiếp trường ca Biển của Hữu Thỉnh. Trường ca Biển của Hữu Thỉnh là một bài kể lể dài dòng văn tự không ra tấu, không ra vè, nhạt nhẽo, vô hồn. Nó đặc trưng cho sản phẩm của Hữu Thỉnh và của thế hệ tụng ca của Hữu Thỉnh:
"Thơ như các ông
Chỉ có toàn hò hét

Trang trang đều dài dòng
Câu câu đều nhạt hoét"
Thế mà Văn Chinh nhịnh thối:

   "Hữu Thỉnh có một mảng thơ nữa làm nên tầm vóc thơ ông, ấy là lòng yêu nước. Nhưng, khi nói về điều này, tôi chợt lại nhớ đến tập tính văn nghệ quần chúng. Năm 1977, là năm mà cái TV đen trắng Neptun của Ba Lan còn vô cùng quý hiếm, chúng tôi những văn nghệ sỹ tỉnh lẻ còn đang chúi mũi vào xem tất cả mọi chương trình. Một lần như thế, Hữu Thỉnh xuất hiện và đây là lời chào hỏi của ông:
- Hỡi các nhà văn thi sĩ, hãy vươn tầm mắt khỏi tầm ăng ten của sự ngắn ngủi trước mặt để nhìn cho rõ hình bóng quân thù và nghe thấy những bước chân rậm rịch của chúng nơi biên thùy tổ quốc!
Đó cũng là năm Hữu Thỉnh chuẩn bị để viết Trường ca Biển và ông đã khởi thảo ngay trong những năm tháng mà vinh quang của Đường tới thành phố còn đang chói lọi. Biết làm sao, khi cái nhậy cảm trời phú cho thi sĩ khiến ông sớm nhận ra:
Cơn lốc đen đánh úp lá bàng
Tôi cảm thấy mùa thu đang mất máu
Còn một chút hoa rong giềng cuối dậu
Sợ một ngày sương muối đến mang đi
Biết làm sao, khi kinh nghiệm của chiến thắng mấy ngàn năm và của cuộc chiến vừa qua chỉ còn là những đồng tiền để tiêu trên mặt đất:
 - Tôi đã đi suốt hai đầu đất nước
Biển hiu hiu thán phục
 - Những vết thương của tôi nhiều hơn cả tuổi đời
Biển hiu hiu thán phục
Và biển chỉ hỏi anh đơn giản điều này:
- Anh có biết bơi không
Và, biết làm sao, khi trong trận tuyến mà ông tiên cảm có rất nhiều vấn đề trong đội ngũ:
- Người lính nói:
- Không phải ai cũng biết bơi. Thế mà sao vẫn rất nhiều cái huơ tay hãnh tiến
Biển nói:
- Họ đang bơi trên số phận của mình
Một nửa trí khôn của con người là tìm cách chứng nhận mình và chứng nhận lẫn nhau
Trong những vấn đề thuộc đội ngũ, có nhược điểm căn tính của người Việt là nhạt biển, xa rừng như nhà văn hóa TS Ngô Đức Thịnh đã chỉ ra. Và Hữu Thỉnhlà nhà thơ nhiều âu lo về căn tính ấy, ông như các sĩ phu tiền nhân, lo trước cái lo của thiên hạ; ông trở thành tham mưu trưởng trên mặt trận văn học. Chiến lược của ông là quê hương hóa biển khơi, kéo biển gần lại với mỗi con người. Đây là câu thơ thuộc chương Hóa thạch những dòng sông:
Khi gặp biển là lúc dòng sông đem cho lần cuối, một cuộc cho trọn vẹn huy hoàng như thơ cho, như mùa dâng quả, cô gái đi lấy chồng làm mẹ nơi xa để lại sau lưng bao tiếng thở dài. Và khi không còn gì để cho, sông như tráng sỹ không còn vũ khí, giáo chủ không còn mật kinh, võ sư không còn bí quyết; sông như nghệ sỹ đã sắm xong vai, một kẻ trắng tay giầu có đo mình bằng kích thước của biển.
Còn câu thơ sau lại biến cái vô cùng là biển khơi thành một góc quê hương vừa cụ thể trước mắt vừa ngàn năm da diết:
Ta bới sóng đi tìm các dòng sông
Gặp cái chao chân khi em mười tám tuổi
Ta đi vớt tiếng sáo diều đắm đuổi
Thúc ba hồi trống quân
Như một đặc sản trong trường ca Hữu Thỉnh, ở Trường ca Biển cũng có rất nhiều câu thơ hay nhưng thi pháp để viết chúng đã có bước chuyển động mạnh mẽ để dứt khoát hiện đại:
Đảo nhỏ quá nói một câu là hết
(…) Đảo có lính, cát non thành tổ quốc
(…) Nổi chìm bao kiếp người
Dìu nhau ngoi trên sóng
Hữu Thỉnh có biệt tài chênh chao hóa cái cô đơn:
Em muốn đem tóc xanh
Buộc trời cho khỏi bão
Em muốn gửi tròn tay
Gối mềm trên cát đảo
Cũng như có biệt tài bình dân hóa, cố nông hóa sự vĩ đại:
Anh đã húp bát cháo loãng cuối cùng của chiến tranh
Rồi lặng lẽ đi rửa bát
Như thế, tôi nghĩ Trường ca Biển đứng ở hàng đầu những tác phẩm văn học xứng đáng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này."
  Nịnh thổi như thế thì "con vịt không phải hai chân" mà  "con vịt mười chân"!
  Để trả công ton hót của Văn Chinh, năm 2012, Hữu Thỉnh cho Văn Chinh giải thưởng Hội Nhà văn với tập tiểu luận" Đa cực & tiểu cực". Khi Văn Chinh về hưu ở báo Nông nghiệp Việt Nam, Hữu Thỉnh cho làm tạp chí Nhà văn & Tác phẩm. " Bánh ít trao đi, bánh chì trả lại".
Thật là:
"Quan quyền cài sẵn trong vi tính
Cơ cảnh giang sơn quá mịt mờ!"
...
Thi ca cài sẵn trong vi tính
Văn nghiệp Việt Nam quá mịt mờ!

Hà Nội 6 - 2020
  Đ - H
 (Còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét