Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

THƠ ĐẠT GIẢI THƯỞNG CỦA NGUYỄN THỤY KHA QUÁ DỞ, QUÁ CŨ, QUÁ LỖI THỜI, HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG!

 


THƠ ĐẠT GIẢI THƯỞNG CỦA NGUYỄN THỤY KHA QUÁ DỞ, QUÁ CŨ, QUÁ LỖI THỜI, HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG!
 
Đỗ Hoàng  

 
  
Thơ Nguyễn Thụy Kha đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014 đáng ra không nên động bút vì vừa mất thì giờ, vừa mất tâm sức, vừa mất lòng anh em! Nhưng không nóí không đựợc vì thơ Kha quá dở, quá cũ, quá lỗi thời -  hô khẩu hiệu muộn màng,  quá sượng sùng không đem đến cho độc giả một thẩm mỹ nào hết!
   Trong trường ca ngắn viết nhớ về Quàng Trị mùa hè năm 1972 có ba đoạn Cát trắng, Đất đỏ , Cây xanh, đoạn nào cũng lê thê, kể lể, nhạt nhẽo gần như vô cảm, không có một câu hay, một ý hay, toàn là những vấn đề, những việc cũ rich mà cách đây 40, 50 năm những người lính miền Bắc đã nói, đã kể hết mà lại hay hơn thơ Nguyền Thụy Kha viết sau 50 năm (!)
 
Có một mùa hè
Mùa hè 1972
Cát trắng Quảng Trị in bóng những người lính trẻ măng trinh trắng
Những người lính đôi mươi, mười tám
Từ những miền quê phương Bắc tụ quần
Họ nói cười họ hát vang vang
Những hành khúc ra trận
Cát trắng nơi đây ngàn năm xưa cũng đã từng in bóng
Những người lính thời Lý vàng son
(Cát trắng – Nguyễn Thụy Kha)


   

 
  Sau 50 người ta đã đủ ,bình tĩnh để nhìn lại cuộc chiến của hai miền Nam, Bắc, Việt Nam biết được cái bi kịch của dân tộc Việt trong cuộc huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt, bị các thế lực nước lớn giật dây thao túng, chi phối. Thế mà  Nguyễn Thụy Kha còn viết cũ, dở, lỗi như một anh lính bị đạn vào sọ não:
Họ nói cười, họ hát vang vang
Những hành khúc ra trận
  Thật thua cả Hoàng Nhuận Cầm viết năm 1971 trên núi non:
“Mùa thu này ta hát khát khắp Trường Sơn”
Thua cả Gia Dũng viết cách đây 50 năm đang giữa cuộc chiến::
“Trên đỉnh Trường Sơn ta hát”
Có chú nai vài giương đôi tai ngơ ngác
Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát…”
Càng thua xa nghìn dặm Nguyễn Duy viết ngay trước mùa hè đỏ lửa năm 1972:
 
Thắng rồi - trận đánh thọc sâu 
Lại về với mái tăng - bầu trời vuông 
Sục sôi bom lửa chiến trường 
Tâm tư yên tĩnh vẫn vuông một vùng 

Khoái nào bằng phút ngả lưng 
Mở trang thư dưới bóng rừng đung đưa 
Trời tròn còn lúc rơi mưa 
Trời vuông vuông suốt bốn mùa nắng xanh 

(Bầu trời vuông – Nguyễn Duy)
Nhan nhản những câu văn xuôi xơ cứng sáo mòn, lỗi thời, hô khẩu hiệu muộn màng:
 
Cát trắng nơi đây bắt đầu chứng kiến cuộc hòa huyết
Đại Việt với Chăm Pa
Cát trắng phau muối trắng mặn hạnh phúc lẫn xót xa
Đã tạc nên gương mặt tổ tiên kiêu hãnh
Cát trắng vun lên những huyền thoại bi tráng
Hay:
Ôi cát trắng Quảng Trị có một ngày ai hay
Hai bờ ôm một Hiền Lương giới tuyến
Giới tuyến ấy chảy một dòng oán hận
Khi cát trắng bờ Nam hóa một vành đai trắng
Một hàng rào điện tử Mắc Na Ma Ra
(Thơ đã dẫn)
 
Kể lể một cách nhạt nhẽo:
Họ như những cánh chim của rừng núi biên cương
Của Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc
Của đất Tổ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Bắc
Họ là những cánh cò trắng châu thổ sông Hồng
Của Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình
Của đất Cảng Hải Phòng trắng những làn khói trắng
Của Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Nam
Của xứ Nghệ sông Lam Hà Tĩnh
Của Quảng Bình địa đạo Vĩnh Linh
Những cánh cò từ những cây sao đen
Phố Lò Đúc một ngày Hà Nội
Họ là cháu con những người lính Trung đoàn Thủ đô thuở ấy
Ba mươi sáu phố phường dâng chiến lũy hôm nay
Họ bay về phương Nam theo đội hình mùa hè 1972
(Thơ đã dẫn)
Hay:
Họ vào trận mang theo bao khát vọng
Khát vọng trong trắng tâm hồn trong trắng và máu họ cũng trắng phải không
Họ thảnh thơi không hề biết sợ giữa trùng điệp đoàn quân
***
Đấy là Nguyễn Thế Thường, Phạm Hải Triều,
Hoàng Nhuận Cầm, Phùng Huy Thịnh khoa ngữ văn
Đào Chí Thành, Trần Quốc Hoàng khoa toán Đại học Sư phạm
Lê Việt đại học Kinh tế Quốc dân
Lê Trí Dũng, Phạm Mai Châu, Lê Duy Ứng Đại học Mỹ thuật
Nguyễn Văn Bằng Đại học Bách Khoa
Hoàng Trần Cương Đại học Tài Chính
Đấy là … đấy là … đấy là
Tất cả đều gọi chung là lính sinh viên
(Thơ đã dẫn)
 
Nhà thơ Phạm Tiến Duật ngay “ở chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ” tuy phải viết theo trách nhiệm công dân, tuyên truyền nhưng cũng chan chứa tình đồng đội, không kể lể cũ kỷ, nhạt thếch vô cảm như Nguyễn Thụy Kha:
Phạm Tiến Duật viết:
“Cả sư doàn bộ binh
Đi dài trong rừng khộp
Anh nhìn mà đột ngột
Rừng gìa khi thu sang

Ao ước gặp bộ binh
Thì bây giờ đã gặp
Anh rưng rưng nước mắt
Muốn ôm lấy từng người
 
Thằng Khánh ở đâu rồi?
Tìm thằng Cường chẳng thấy
Thằng Triều con anh Hoan (*)
Có trong đoàn quân ấy!
(Những vùng rừng không dân – Trường ca Phạm Tiến Duật)
(*) Phan Lai Triều con nhà thơ Chế Lan Viên)
 
Tiếp theo là Biến tấu Souliko viết tặng chị Thùy cũng dở hơn cả trường ca Quảng Trị (!)
  Cũng sáo mòn, cũ kỷ, kể lể dong dài, nhat nhẽo, lê thê, chưa nói một cô gái Việt có cả một nguồn cội dân ca, ca dao, Quan Họ, Hát Dặm, Hò Huế, Cải Lương, Chèo Bắc… không nhớ bài nào mà chỉ có nhớ độc nhất dân ca Grudia (!)
  Nhớ dân ca Grudia thì quá tốt, nhưng người Việt thì cũng phải nhớ dân ca Việt và bài hát Việt nữa chứ?
hỡi các thuỷ thủ tàu không số ít lời
những anh hùng đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
chắc các anh không ngờ giữa tuyệt vọng tử sinh đã có một phép màu chợt hiện
đưa các anh tới bệnh xá này

để lại được an lành để được phục sinh
điều thần kỳ của chiến tranh nhân dân
ta đã biết không bao giờ biết hết
ta đã hiểu để sẵn sàng dám chết
(Thơ đã dẫn - Biến tấu Souliko )
  Thơ Nguyễn Thụy Kha không tắc tỵ, vô lối hủ nút như các cây viết được giải thưởng khác, nhưng thơ Nguyễn Thụy Kha quá cũ ríc, quá lạc hậu, quá lỗi thời,quá thiển cận ở tầm nhìn, tầm nghĩ của loại móc cống Hải Phòng!!
  Cha ông ta có nói: “Dốt hay nói chữ”. Điều này rất đúng với Nguyễn Thụy Kha. Đã trường ca là thơ dài rồi mà còn viết thêm 
trường ca ngắn như thuốc tân dược (!) – nửa nôm, nửa Hán – Việt, không hiểu ra làm sao (!)
   Ai cũng bết trường ca theo cha ông là bài thơ, bài ca dài; theo định nghĩa chung là một thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình. Sang thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ttrường ca phát triển theo hướng trữ tình, tâm lý, triết lý, yếu tố cốt truyện được giảm xuống…
   Đã trường ca lại còn trường ca ngắn thì lố bịch quá mức!
  Rồi còn 
Biến tấu Souliko. Công chúng không học lý thuyết âm nhạc, không là nhạc sỹ thì làm sao hiểu nổi biến tấu Souliko?
 Nếu các nhà thơ viết toàn thuật ngữ chuyên ngành không có ai hiểu được:
Ta love you bằng ngấp nghé góc anpha
Mắt madam Eva long story tích phân định hạn chuỗi hàm Phurie
Nếu viết nguyên tiếng Nga mọi người đa số có hiểu không? -  Cylico? (Chữ I Nga thay bằng chữ I – la tinh)
 Và viết nguyên câu tếng Anh không dịch thì ai hiểu (Nếu không học tiếng Anh, tiếng Pháp?)
 Colder thy kiss
Truly that hour foretod
Sorrow to this!
(Byron – Wen we two parted - Poet  Englan)
 
Hay:
 

BALLADE DES DAMES DU TEMPS JADIS

Dites-moi où, n'en quel pays
Est Flora la belle Romaine,
Archipiadès, ne Thaïs
Qui fut sa cousine germaine,
Echo parlant quant bruit on mène

(Francois Villon  1431 – Fance)
 
 Xin lỗi độc giả tôi đã làm mất thì giờ của mọi người vì cái thơ quá dở, quá lỗi thời này!
 
                                            Hà Nội, ngày 28-1-2015
                                                       Đ - H               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét