Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

Hai tên thơ vô lối " tiêu biểu"

 

 



 Đỗ Hoàng

Nguyên văn:

CỎ


Tác giả: Thanh Tâm Tuyền


Em bao giờ là thiên nhiên
anh cuối đầu xuống ngực 
giòng mưa sắc lá 
đau môi 
Cỏ của hoa và hoa của cỏ 
những ngón tay những ngón chân những nụ cười 
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín 
cho thơm đường hôm nay đến sớm mai 
hôn từ ngày dài tội lỗi 
chưa quên 
Gai trắng con ngươi mở mù lòa 
hơi đất nằm trong tóc 
thèm muốn mỗi hàm răng 
từng móng vuốt 
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người 
sống sót 
cỏ ơi cỏ kết thành lời 
dàn nhạc huy hoàng 
cô đơn 
Giấc vụng về 
tia nhọn sáng 
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy 
những ngực thương nhau 
không áo 
vì cỏ dại rối bời 
Chúng ta ôm thời gian trong suốt 
chẳng phân vân 
như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ 
như lá cây thầm ngã phủ vai trần 
như tiếng tim thốt cười ngoài dĩ vãng

BÌNH GIẢNG

Hồi miền Nam tạm bị chiếm có hai tác giả Vô lối là Thanh Tâm Tuyền và Lê Văn Ngăn. Thanh Tâm Tuyền cón có làm thơ Việt, Lê Văn Ngăn toàn tòng Vô lối. Hai tác giả đã chết. Tuyền chết bên Mỹ, Ngăn chết trong nước. Ngăn sau giải phong miền Nam theo phe ta vào được Đảng Cộng sản Việt Nam. Vô lối của Thanh Tâm Tuyền thì dở hơi, cụt lủn, như bị thần kinh, Vô lối của Ngăn dài dòng văn tự, dây cà ra dây muốn lòng thòng xu thời báo công với Cách mạng không có ý nghĩa gì! Thua xa hàng vạn dặm các bản dịch nghĩa thơ nước ngoài!

  Để giúp bạn đọc hiểu thêm đám Vô lối, tôi sẽ lần lượt phân tích, bình giảng các tác giả Vô lối được trích dẫn. Đầu tiên là bài Cỏ của Thanh Tâm Tuyền. Trước đây tạp chí thơ đã lăng xê Thanh Tâm Tuyền in một chùm thơ hẳn hoi. Vừa rôi tạp chí Nhầ văn & Tác phẩm cũng in thơ Tuyền và một bình luận khá dài. Tôi đã dịch ra thơ Việt của Tuyên và một bài phản biện tạp chí Nhà văn & Tác phẩm. Có là một loại bài đặt trưng cho lối viết dở hơi của Thanh Tâm Tuyền.

  Mở đầu bài Cỏ là một câu rất ngớ ngẩn, vớ vẩn:

“Em bao giờ là thiên nhiên” 

Em là con người, con người là một phần của thiên nhiên, sao còn nói một cách vô nghĩa, ngớ ngẩn như vậy!

 Thiên nhiên đã được  định nghĩa: “Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiênthế giới vật chấtvũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất. "Tự nhiên" nói đến các hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất, và cũng nhắc đến sự sống nói chung. Phạm vi bao quát của nó từ cấp hạ nguyên tử cho tới những khoảng cách lớn trong vũ trụ. Nghiên cứu về tự nhiên là một mảnh ghép lớn trong thế giới khoa học. Dù cho con người hiển nhiên là một phần của tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người thường được phân biệt rạch ròi khỏi những hiện tượng tự nhiên.(Theo từ điên Wikipedia)

Em đã là thiên nhiên. Em to lớn như vậy, anh cúi đầu xuống ngực, làm sao được.Phóng đại em thành kẻ khổng lồ khủng long thế thì mần ăn chi được!

 Câu tiếp là câu lại vô nghĩa, ngớ ngẩn, hâm hấp:

“giòng mưa sắc lá 
đau môi”

Ba câu tiếp theo cũng vô thưởng, vô phạt, thừa chữ, thừa lời:

“Cỏ của hoa và hoa của cỏ 
những ngón tay những ngón chân những nụ cười 
nắng tháng ba mưa tháng bảy sương tháng chín “

Thơ phải kiệm lời, tùy hoàn cảnh nhấn mạnh, còn ở đây có gì mà dùng đến ba chữ “những”

Tiếp theo cả một đoạn hôn hít, điên dại, tính dục bẩn thỉu, rời rạc, không có một ngữ nghĩa gì:

 

“hôn từ ngày dài tội lỗi 
chưa quên 
Gai trắng con ngươi mở mù lòa 
hơi đất nằm trong tóc 
thèm muốn mỗi hàm răng 
từng móng vuốt 
đầy đồng xanh hoa nhiều màu một người 
sống sót “

Nối theo đoạn này cũng là một đoạn vô bổ, cũng đầy dục tính bẩn thỉu, rời rạc, tắt tỵ, đánh đố, còn thua ông nói gà, bà nói vịt. Ngỡ như Thanh Tâm Tuyên ddang từ trong trại tâm thần Trâu Quỳ đi ra! Nào “ Cỏ ơi, cỏ kết thành lời”, “thèm muốn mỗi hàm răng”, “giàn nhạc huy hoàng”, “cô đơn” đến “những ngực thương nhau/ không áo”…:

“dàn nhạc huy hoàng 
cô đơn 
Giấc vụng về 
tia nhọn sáng 
đừng rơi hoàng hôn cánh rừng dầy 
những ngực thương nhau 
không áo 
vì cỏ dại rối bời “

 Đoạn kết cũng tù mù, uốn éo, vô nghĩa “ôm thời gian trong suốt chẳng phân vân” sao còn so sánh như”, sáo rỗng “ huy hoàng”, “những ngực thương nhau” “ như mặt trời chuyện trò cùng lũ cỏ”?.

  Ngoài việc triệt tiêu trăm phần trăm vần, điệu  Vô lối củaThanh Tâm Tuyền có cả bài Cỏ này là một kiểu viết quái thai không chấp nhận được trong văn học dân tộc Việt.

Hà Nội 10 – 12 – 2017

Đ - H

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt

CỎ

Mong em nét đẹp như tiên

Cho anh cúi đầu xuống ngực

Mặc dòng mưa dài lá sắc

Cỏ hoa hoa cỏ làn môi!

 

Những ngón tay thon, nụ cười

Mưa nắng tháng ba, tháng bảy

Thơm đường đến ngày mai ấy

Nụ hôn dài không hề quên!

 

Hương đất còn trong tóc em

Ơi hàm răng đều trắng muốt

Đầy đồng hoa thơm tươi tốt

Sống vui lại một kiếp người!

 

Cỏ yêu, cỏ kết thánh lời

Cô đơn huy hoàng dàn nhạc

Giấc mơ vọng về tiếng hát

Đừng rơi hoàng hôn rừng dày!

 

Hai ta cầm tay trong tay

Ôm lấy thời gian trong suốt

Mặt trời chuyện trò hẹn ước

Tiếng tim vang vọng tiếng cười!

 

Hà Nội 10 – 12 – 2017

Đ – H


 

CÂU HỎI CUỐI NGÀY
Nguyễn Quang Thiều

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc 
Đợi chuyến xe tan tầm 
Đó là khoảng thời gian tôi đói nhất và buồn nhất trong ngày

Phía bên kia đường tôi đợi 
Những chiếc lá tôi không biết tên 
Phủ đầy bụi 
Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống 
Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên 

Trong cơn mơ đói và buồn 
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua 
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu 
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói 
Rằng nếu tôi lấy họ 
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào 

Và chuyến xe tan tầm lại đến 
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ 
Tôi vội vã bước vào trong đó 
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ 
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô 
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia 
Và lòng tôi nhói một câu hỏi 
Rằng nếu tôi lấy họ 
Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.


Quán Sứ - Hà Đông, 1991

BÌNH GIẢNG

Câu mở đầu không có gì gọi là câu thơ. Một câu nói đơn sơ như các ông, các bà quét rác ở các công ty Vệ sinh môi trường, sau ngày làm mệt nhọc vẫn thường nói. Mà nói hay hơn, thơ hơn:

“Ngày dài mưa nắng trên đường

Mong về có đọi cơm thương ở nhà”.

 Tiếp theo 5 câu sau có tới 31 từ mà lại là 5 câu rất vô nghĩa, vô bổ không nói lên được điều gì:

“Phía bên kia đường tôi đợi 
Những chiếc lá tôi không biết tên 
Phủ đầy bụi 
Những chiếc lá dịu dàng rụng xuống 
Cơn mưa buổi chiều vàng thẳm dâng lên”

Trong khi tiền nhân chỉ 20 từ đã làm nên thi phẩm bất hủ muôn đời!

UỐNG RƯỢU NGẮM HOA

Lưu Vũ Tích

飲酒看牡丹

劉禹錫)

 

  

 
 
 

 Lưu Vũ Tích

Ẩm tửu khán mẫu đơn 

Kim nhật hoa tiền ẩm 
Cam tâm tuý sổ bôi 
Đãn sầu hoa hữu ngữ: 
Bất vị lão nhân khai.

 Đỗ Hoàng dịch thơ:

UỐNG RƯỢU NGẮM HOA

Trước hoa giờ được uống

Mấy chén ngất ngư say

Sợ rằng hoa sẽ nói:

Không nở cho già này!

 

Cao điểm chốt 176 –

Biên giới Việt Lào 1972

  Tiếp đến 6 câu sau là những câu có ý nghĩ dục tình rất bậy bạ, ý nghĩ khiên cưỡng mang tính hiếp dâm cao:

“Trong cơn mơ đói và buồn 
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua 
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu 
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói 
Rằng nếu tôi lấy họ 
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào”

 Những người con gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua có sao đâu. Họ làm đẹp cho phố phường đường làng có cuộc đời khởi sắc mà ông bà váy cồng lộn ngược, mò cua bắt ốc không có đôi dép mo cau mà đi thì sao? Tại sao lại nói “Như dao sắc phất vào tôi tứa máu”? Một câu khẩu phàm, hàm hồ, hàm chứa, căm giận cái đẹp còn hơn phát xít Hitle bắn đại bác vào Viện Bảo tàng nghệ thuật Paris (Pháp) những năm 1940 – 1942. Người ta cưỡi xe máy, một nét đẹp của con gái Việt Nam thời đổi mới nghìn đời mới có, sao mình lại có cái nhìn thù hận như vậy?

 Bên châu Âu như bà Angela Dorothea Merkel, thủ tướng Đức mặc váy cởi xe máy phóng qua anh cũng tứa máu như dao sắc phất vào người chăng?

Đúng là điên rồ!

 Cha ông nói:

“Đàn ông đóng khố đuôi lươn

Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh!”

 Bây giờ người đẹp mới mặc váy cưỡi xe máy phóng qua mà mình đã hồng hộc sôi máu lên như đỉa phải vôi? Anh lại còn “ nấc “ lên như bị nghẹn. Việc chi mà anh ghen tức lồng lộn với cái đẹp như thế? Cái đẹp vĩnh cửu của thời đổi mới nước ta có phương hại gì đến thẫm mỹ, đến thuần phong mỹ tục gì đâu?

 Người đẹp mặc thế là quá kín đáo, bây giờ chúng nó còn mặc quần đùi lên tận bẹn cởi xe máy nữa đấy. Chỉ những đám vua quan dâm dục vô độ “ Nhất dạ lục giao hoan, sinh ngũ tử” nhưng lại căm thù cái đẹp:

“Tháng sáu có chiếu vua ra

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng”

(Ca dao)

 Chưa hết, anh còn đặt ra ảo tưởng rất bậy bạ, của đám cái bang, homeless people, vô lương tri:

“Rằng nếu tôi lấy họ 
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào “

Rằng anh làm sao lấy họ được. Anh Vua chúa sao mà lấy họ dễ dàng như thế. Anh không phải Đặng Mậu Lân em gái Đặng Thị Huệ khênh giường đi giữa Thăng Long thấy gái đẹp là kéo lên làm tình, cũng không phải Beria (Nga) có xe đặc chúng đóng giường chiếu riêng để đi trên phố hễ thấy nữ sinh viên là kéo lên giao hợp… Đến như vua Napoleon cũng phải lấy mạ giòng (đàn bà có con riêng), thứ gì anh thấy người đẹp mặc váy cưỡi xe máy đi trên phố thoáng qua mà đã đòi làm tình! Anh có nứng cặc thì anh chạy vào gốc cây thủ dâm cho nó hạ hỏa, chứ làm sao tiếp cận với người ta!

 Anh còn chưa biết, biết đâu trong đám đàn bà, cả đẹp cả xấu đó là tình báo viên, đặc tình, đặc vụ của Công an cài cắm,  mà ngành anh theo học. Anh bờm xơm họ sẽ cho một lưỡi dao găm thì anh đi đời, không họ sẽ điện đàm trực tuyến đến bộ phận tham mưu cho anh vào Hỏa Lò! Anh có dám không?

  Tiếp đến là đoạn kể như học sinh lớp 2 Hà Nội thời miền Bắc hòa bình mới lặp lại tả cảnh các bà, các cô buôn vịt, buôn cá khô, buôn nước mắm đi trên tàu điện:

“Và chuyến xe tan tầm lại đến 
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ 
Tôi vội vã bước vào trong đó 
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ 
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô 
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia”

 Rồi anh lại lần nữa nổi máu Sở Khanh không phải lối: 

“Và lòng tôi nhói một câu hỏi 
Rằng nếu tôi lấy họ 
Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.”

 Thật là một ý nghĩ tà dâm rất bậy bạ!

  Đến như Nguyễn Du chỉ mới nói, dù tên Mã Giám Sinh vô cùng mất dạy, bất lương, không còn luân thường đạo lý:

“Một cơn mưa gió nặng nề

Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến duyên”

 Đó là đã có ba trăm lạng vàng nhé. Còn anh bô xu dính tíu sao anh có ý nghĩ hoang dâm vô độ ấy được?

  Khi tập “ Sự mất ngủ của lửa” được Hội Nhà văn Việt Nam tặng giải thưởng, ngay năm1993, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã viết “ Nguyễn Quang Thiều tự dịch thơ mình ra tiếng Việt” và phong cho ông nhà “ Khóc Học” . Tôi nghĩ rất đúng mà chưa hết. Nguyễn Quang Thiều có du học học ngành Công an chuyên nghiệp, nhưng Nguyễn Quang Thiều không biết làm thi ca, nhất là thơ tiếng Việt. Tập “Sự mất ngủ của lửa” đầy hàng chục chữ khóc, riêng bài này đã hơn bốn chữ gần khóc: tôi nấc lên, tôi sặc khói, tôi sẽ ngủ, tôi nhói lên…

 Người ta chẳng thấy nấc, sặc, nhói, ngủ… như thế nào!

 Nói chung Nguyễn Quang Thiều Thiều không biết làm thơ tiếng Việt, viết rất kém, dẫu sau này anh có sáng tác lục bát “ Dâng trà”, “Con đường”…

 Hội NhàVăn Việt Việt Nam thời ấy (1993) tặng giải thướng cho Nguyễn Quang Thiều là có tội với nhân dân, với lịch sử!

Hà Nội 14 – 12 – 2017

Đ - H

 

ĐỖ HOÀNG

DỊCH RA THƠ VIỆT:

CẢM MẾN CUỐI NGÀY!

Tôi tựa lưng vào bức tường xám mốc

Đợi những chuyến xe sắp sửa tan tầm

Đó là khoảng thời gian tôi rệu nhất

Và buồn nhất trong khoảng lặng về đêm!

 

Cũng phía bên kia con đường tôi đợi

Những chiếc lá mà tôi không biết tên

Những chiếc lá rụng rơi đầy bụi

Cơn mưa vàng chiều thắm dâng lên!

 

Trong cơn mơ huyền buồn và đói

Bao người xinh sành điệu tay ga

Như ánh chớp như là câu hỏi

Như ánh sao, ngà ngọc chói lòa!

 

Và chuyến xe tan tầm đã đến

Cả cuộc đời sống động ào vô

Bao thân phận lủi lầm sương nắng

Cho lòng tôi cảm mến vô bờ!

 

Hà Nội 14 – 12 – 2017

     Đ - H

(*) Trich trong “Sự mất ngủ của lửa” – NXB Lao động 1992

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét