Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Đường tới thành phố - Sáo, dở, nhạt, nhắng - Tứ chứng Thi y

 

Đường tới thành phố - Sáo, dở, nhạt, nhắng - Tứ chứng Thi y

Thứ bảy - 08/08/2020 10:14
ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ - SÁO, DỞ, NHẠT, NHẮNG - TỨ CHỨNG THI Y Đỗ Hoàng Đường tới thành phố, trường ca của Hữu Thỉnh xuất hiện đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước (tác giả viết xong 1977 - 1978), được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó đến nay, văn học chính thống không biết cơ man nào tác giả, báo chí ca ngợi đưa lên mây xanh , coi nó coi nó là đại diện cho thơ chống Mỹ (!) Bây giờ sau gần nửa thế kỷ cuộc chiến đã tàn, tôi có dịp bình tâm, bình tĩnh đọc lại Đường tới thành phố để có nhận định đánh giá một cách công tâm về tác phẩm này!
Đường tới thành phố - Sáo, dở, nhạt, nhắng - Tứ chứng  Thi y
                      ĐƯỜNG TỚI THÀNH PHỐ -
    SÁO, DỞ, NHẠT, NHẮNG - TỨ CHỨNG THI Y
                             Đỗ Hoàng
  Đường tới thành phố, trường ca của Hữu Thỉnh xuất hiện đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước (tác giả viết xong 1977 - 1978), được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó đến nay, văn học chính thống không biết cơ man nào tác giả, báo chí ca ngợi đưa lên mây xanh , coi nó coi nó là đại diện cho thơ chống Mỹ (!)
  Bây giờ sau gần nửa thế kỷ cuộc chiến đã tàn, tôi có dịp bình tâm, bình tĩnh đọc lại Đường tới thành phố để có nhận định đánh giá một cách công tâm về tác phẩm này!
   Trước hết,  chưa nói Đường tới thành phố ảnh hưởng Tàu lấy nông thôn bao vây thành thị, súng đẻ ra chính quyền; chưa nói dài dòng văn tự, chưa nói hay dở...mà nói nó không chính danh!
   Đường tới thành phố kể lại tâm tư của người lính, người dân phe thắng trong cuộc chiến nảy lửa hai miền Nam Bắc Việt Nam thống nhất giang sơn. Phe miền Bắc Việt Nam đã thắng.
  Thống nhất giang sơn có ý nghĩa to lớn đối với một dân tộc, một tổ quốc. Ngày xưa người thường dùng gươm đao để tranh đoạt. Thời văn mình có nhiều cách thống nhất giang sơn mà tránh được đầu rơi máu chảy, hận thù dân tộc  Đông Đức, Tây Đức, Ấn Độ ... vô cùng đáng quý. Việt Nam thống nhất bằng binh đao nên gây nên oán hờn hơn sông núi còn đến muôn năm!
   Thật ra cuộc chiến Nam Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến tàn khốc bên nào cũng muồn giành chiến thắng - tức là thống nhất giang sơn. Hơn 20 năm chia cắt, hai bên đã cố hết mình với trí lực  huy động hết đem ra hạ thủ đối phương!
Miền Bắc Việt Nam nói xấu miền Nam Việt Nam:
"Diêm Đình Ngộ là Ngô Đình Diệm
Đầu rơi trên máy chém
Lê khắp miền Nam
Này bạn này anh
Trúng đích rồi, kìa là trúng đích rồi
Nhằm cho đích, ta ném cho tinh
Trúng đầu thằng Ngô Đình Diệm là thằng Diêm Đình Ngộ"...
(Lời bài hát trong các trường tiểu học, trung học Bắc Việt)
..."Bên kia sông không ra đỏ ra vàng
Cờ ba que hoen úa cả không gian'...
...
Mỹ,  Kỳ - Thiệu là những tên giòi bọ..."
  (Tế Hanh - Nhà thơ)
..."Chúng  xáo  trộn quê ta như xóc một ván bài
Bao tên tíỉnh, tên huyện, tên làng đều thay đổi...
...
Nhưng bộ áo quần rằn ri, những tâm hồn vằn vện..."
 (Chế Lan Viên - Nhà thơ)
Miền Nam Việt Nam nói xấu miền Bắc Việt Nam :
Cụ Ngô thống nhất sơn hà
Già Hồ chia cả nước nhà làm hai
...
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Con trâu bán trước cái nhà bán sau
...
Mất mùa bởi tại thiên tai
Được mùa nhờ có thiên tài đảng lo
...
Việt cộng bảy đứa đeo cành đu đủ không gảy..."
...
Hẹn một ngày về lại cố đô
Lưỡi lê no máu của quân thù!
(Thơ Bắc tiến)
  Đấu khẩu không ai thắng ai. Hai miền căng ra đấu sức. Miền Bắc Việt Nam, Trung cộng viện trợ tất tần tật độ 20 tỷ đô la. Liên Xô viện trợ cho miền Bắc tính ra tiền cũng bằng ấy. Miền Nam Việt Nam, Mỹ cũng viện trợ bằng Liên Xô, Trung Quốc cộng lại cho miền Bắc. Chỉ còn người Việt Nam da vàng, máu đỏ giày xéo nhau, giết nhau cho đến chết!
   Miền Bắc mạnh hơn, gian hơn, độc hơn...đã thắng miền Nam. Quân đội miền Bắc thẳng tiến đến Sài Gòn bắt miền Nam đầu hàng không điều kiện. Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh kể về việc này. Nhưng Hữu Thỉnh viết Đường tới thành phố, người đọc thấy không chính danh, không rõ lý do gì mà ta phải đi tới thành phố?
      Đường tới thành phố có 5 chường: chương I: Ngọn lửa chiến trường, chương II: Tư lệnh, chương III: Điệp khúc những cây cầu, chương IV:Tờ lịch cuối cùng, chương, V: Tự do.
     Đọc gần hết chương I - Ngọn lửa chiến trường  không biết nhóm lính hay thợ sơn tràng ở rừng đốt lửa đi đâu, về đâu. Ít nhất phải có một đề từ "Hễ còn một tên tay sai của giặc Mỹ, ta phải quét sạch nó đi". Đằng này "tuyệt vô âm tín", không ai biết "đường tới thành phố" để làm gì? Mãi đến kết thúc chương mới vỡ lẻ ra: họ  đánh về  thành phố, đồng bằng.
..."Ngày mai chúng mình tiến về thành phố
Mọi vui buồn không còn lá rừng che
Không còn cánh đồi chắn gió cho ta
Ta kéo áo khum tay mà châm thuốc
Ta sẽ loay hoay thổi nấu giữa trời
Giấu được khói thì chính ta bị lộ
Lúc leo dốc ta vẫn thèm đường nhựa
Vượt đường rồi chân lại phồng ra
Nhà đông hơn, người cũng đông hơn
Giường chiếu sẵn lại nhiều khi khó ngủ
Tiếng thạch sùng - tiểu đội bấm chân nhau
Đồng Bằng
Đồng Bằng
Ta vẫn khát khao
Ta vẫn đợi những gian nan trận cuối ..."
 Không biết họ đánh xuống đồng bắng vì lẽ gì? Lý do đánh trận cuối không nói. Đánh vì gì, không rõ. Nói chung là mù mờ, khuất tất! Hữu Thỉnh chỉ có nói họ ham thích đường nhựa (Lúc leo dốc ta vẫn thèm đường nhựa). Thành phố có 4 Đờ (Đ) mà - Điện, đường, đồng (tiền), đĩ! Ai chả thích! Cứ gì lính.
 Vậy là danh không chính. Con người khi nói dù một tiếng, một từ cũng phải  chính danh. Tốt, xấu; hơn, thua; hiền, ác; giàu, nghèo; mạnh, yếu; ta thắng, địch thua; ta tốt, địch xấu...Các ngành nghệ thuật, thơ ca cũng vậy. Một từ, một câu, một bài thơ ngắn dài đều phải chính danh:


 南國山河
李常傑
南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。

 Nam quốc sơn hà
Lý Thường kiệt
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
(Hoàng Xuân Hãn)
"Cái vết thương xoàng mà đưa đi viện
Hàng nhiều còn đó, máy xe reo
Nằm ngả nhớ trăng, nàm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo!
(Phạm Tiến Duật)
..."Nước Mỹ có đất trời bát ngát
Nhưng tình người nhỏ tựa que tăm
Hận chúng nó làm nước mình nghèo xí
Hận vô cùng khi chúng đánh  ta văng!..."
 (Cao Tần)
龍城光復己寔
何物逆賊來侵犯
王師一怒威武揚
長驅直到真神速
如從天降难抵當
火龍一陣賊非美
弃城刧渡争跳生
三軍五館整队进
百姓爝躍服到迎
雲雨魃开見天日
滿城老覜俱歡顔
靡堅把履群镶語
故都還是我河山

LONG THÀNH QUANG PHỤC KỶ THỰC

Hà vật nghịch tặc lai xâm phạm
Vương sư nhất nộ uy vũ dương
Trường khu trực đáo chân thần tốc
Như tòng thiên giáng nan để đương.
Hoả long nhất trận tặc phi mỹ,
Khí thành kiếp độ tranh đào sinh
Tam quân ngũ quán chỉnh đội tiến,
Bách tính tước dược phục đáo nghênh.
Vân vũ bạt khai kiến thiên nhật,
Mãn thành lão thiếu câu hoan nhan.
Ma kiên bả lý quần tương ngữ:
Cố đô hoàn thị ngã hà san.

Dịch nghĩa:

Bọn giặc vì cớ gì mà điên cuồng đến đây?
Quân của nhà vua phẫn nộ nêu cao uy vũ.
Rồi thần tốc xông thẳng tới,
Như từ trên trời giáng xuống, không ai kháng cự nổi.
Một trận "rồng lửa" làm cho giặc tan tành,
Chúng bỏ thành cướp đò tìm cách chạy trốn.
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến lên,
Trăm họ mừng rỡ đón tiếp đầy đường.
Mây quang mưa tạnh, thấy lại mặt trời,
Đầy thành trẻ già mặt tươi như hoa,
Họ chen vai thích cách tranh nói với nhau:
Cố đô vẫn thuộc núi sông của ta.
                       (Ngô Ngọc Du - Thời Tây Sơn)

大告 
阮廌

..厥有明徵。
頃因胡政之煩苛。
至使人心之怨叛。
狂明伺隙,因以毒我民;
惡黨懷奸,竟以賣我國。
焮蒼生於虐焰,
陷赤子於禍坑。
欺天罔民,詭計蓋千萬狀;..
Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
...Quyết hữu minh trưng.
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà.
Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư hoạ khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;...
Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế...

予:
奮跡藍山,
棲身荒野。
念世讎豈可共戴,
誓逆賊難與俱生。
Dư:
Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.
Niệm thế thù khởi khả cộng đới,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh....
Ta đây:
Núi Lam sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống...                         
Không chính danh là không quân tử. Là tà đạo!
  Cha ông chúng ta rất chính danh. Tổ tiên đã dạy: 名正言順言順事必成 - Danh chính thì ngôn thuận; Ngôn thuận sự tất thành!
      Mà cũng theo lời dạy của tiên tổ: 名不正言不順言不 順事不成 - Danh bất chính, ngôn bất thuận; ngôn bất thuận, sự bất thành!
  Đường tới thành phố gọi là trường ca, thực ra nó là một bài kể lể viết cho thật dài, kiểu viết lê thê con cà con kê thời đánh Mỹ của một nhóm văn mậu dịch "mẹ tập con đi, đảng dạy con đi, bác chỉ lối con đi" đúc kết trong mấy câu:
"Thơ như thơ các ông
Chỉ có toàn hò hét
Trang trang đều dài dòng
.Câu câu đều nhạt hoét!"
    Trước hết, cái tên ý đồ Đường tới thành  phố bê nguyên xi ý tưởng Tàu cộng "Lấy nông thôn bao vây thành thị":
泽东: 关于农村包围城市、武装夺取政权思想的提出中国军网
Những ý tưởng của Mao Trạch Đông về việc bao vây thành phố từ vùng nông thôn và nắm quyền lực của các lực lượng vũ trang - Mạng quân sự Trung Quốc.
...以毛泽东为主要代表的中国共产党人正因为坚持了这样一条辩证唯物主义的思想路线,善于向实践学习,向群众学习,善于总结群众斗争的新鲜经验,所以才能够在中国革命的转折关头,表现出革命的首创精神,显示出巨大的理论勇气,提出农村包围城市、武装夺取政权道路的思想,从而为复兴中国革命和争取中国革命的胜利指明了唯一正确的道路。中国军网
  "Cộng sản Trung Quốc, với Mao Trạch Đông là đại diện chính, tuân thủ đường lối tư tưởng duy vật biện chứng như vậy, giỏi học hỏi từ thực tiễn, học hỏi từ quần chúng và tổng kết kinh nghiệm mới trong các cuộc đấu tranh quần chúng, vì vậy họ có thể thực hiện bước ngoặt của cách mạng Trung Quốc. Tinh thần tiên phong của cách mạng, thể hiện sự can đảm về mặt lý thuyết, đưa ra ý tưởng về con đường lấy nông thôn bao vây các thành phố và giành lấy quyền lực, từ đó chỉ ra con đường chính xác duy nhất cho sự hồi sinh của cách mạng Trung Quốc và chiến thắng của cách mạng Trung Quốc." - Báo mạng Quân sự Trung Quốc
     Hữu Thỉnh trưởng thành từ anh làm báo liếp tiểu đội học hành thấp, chắp vá, nên thơ Hữu Thỉnh hội tụ đủ bốn chứng bệnh "Thi Y" thuộc loại nan y: sáo, dở, nhạt, nhắng" mà Biển Thước, Hoa Đà cũng đành thở dài lắc đầu, cắp nón bỏ ra về không chữa nổi!. Trường ca Đường tới thành phố càng thiện hiện rõ hơn điều này:
Sáo:                                   
...Tôi yêu gió tôi thành người đứng hát
Tôi hát rong qua thanh sắt của mình
Bài ca ấy nhiều người đã thuộc
Vẫn điệu chèo, điệu lý quê hương
Lắm khúc vui nhưng không hóa véo von
Có khúc buồn nhưng cuộc đời vốn khỏe
Tôi gọi về những tuổi những tên
Như mùa thu gọi heo may rải rác
Với thời gian tôi xin làm đá tạc
Hỡi mây trời hãy xuống hát cùng tôi...
(Chương II - Điệp khúc những cây cầu)
Hay:
... "Nước da ta thiếu máu gọi Người
Quần áo ta ẩm mốc gọi Người
Khi ta bò lên giữ một gốc sim
Ấy là khi ta nghe Người giục giã
Khi ta đốt lên đống lửa
Những bãi rễ cây lại nhắc về Người..."
....
..."Trên vai anh nóng bỏng Tự Do
Con đã từng khóc Bác ở trong rừng
Phải dựa vào cây trong đêm truy điệu
Chiếc Orionton giàn giụa nước mưa
Bài điếu văn nghe khi rành khi mất
Trong buồng lái xe tăng nhỏ hẹp
Chúng con nâng niu tấm ảnh của Người
Giấc ngủ bữa ăn hành quân đuổi giặc
Không lúc nào chúng con vắng Bác
Con đã về nơi Bác ra đi
Đường lắm dốc hôm nay con mới tới
Chúng con về như Bác vẫn từng mong
Đất nước liền một dải
Đã trở về từng hạt muối ngoài khơi
Từng đọt măng trên rừng, từng đám mây lưu lạc
Tất cả dưới bàn tay của Bác
Hóa thiêng liêng máu thịt tự hào
Chúng con thèm nghe Bác nói một câu
Giữa bến Nhà Rồng mênh mông trời nước
Thèm nghe thơ, thèm đôi tay bắt nhịp
Để vui hết những gì ta có được hôm nay
Hạnh phúc nhân dân - mơ ước tột cùng
Người cao cả tận ngọn nguồn thương nước
Sông trôi mãi nhưng bờ còn giữ được
ánh mắt Người sâu vợi suốt thời gian
Đang tỏa khắp đang ân cần căn dặn
"Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta
Thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi"...
(Chương V - Tự do)
Và:
..." Sống làm người chiến thắng
Cho mẹ mình, cho đời mình đỡ khổ
Còn ao ước nào hơn
Tự do và Đoàn tụ
Vào rừng lấy mật và đẵn gỗ
Thương mẹ và yêu em
Còn hạnh phúc nào hơn
Tổ quốc!..."
(Chương I - Nhừng ngọn lửa)
..." Đất vụn nát trong bữa tiệc quay cuồng của thép
Máy ủi hết ngọt ngào trên mỗi trái tim
Ủi rồi lấp
Bằng chính đất mà chúng vừa chiếm được
Trời ơi nếu kẻ thù chiếm được
Chỉ một gốc sim thôi dù chỉ gốc sim cằn
Tổ quốc sẽ ra sao? Tổ quốc?
Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim
Anh đang bò về phía gốc sim..."
(Chương I - Ngọn lửa chiến trường)
Và:
..." Tôi thấy rõ nhân dân xanh lẫn vào cây chàm cây đước
Nhân dân tự do
Triệu bàn tay dằng dịt ôm bờ
Ghì lấy từng con tôm con tép
Ghì lấy dấu chân ai khỏa thượng nguồn
Cũng tìm về cuối đất
Nhịp triều thịnh vượng mũi Cà Mau
Nhân dân chia mình ra các đảo
Làm vệ tinh
Yên dạ những con tàu
Nhân dân có tên là Bình, là Nghĩa, là Tỏ, là Thu
Là xạ thủ trung liên
Là báo vụ viên
Là Phấn khí tài, là quỳnh quản lý
Đã tới đảo bằng mũi tàu truy quét
Dựng lên đảo pháo đài mắt thức
Yêu đảo bằng cánh tay dài rộng đất liền
Tôi đang đi trên đảo chẳng bình yên
Nghe rõ lắm lời tuyên ngôn của cát
Ném tơi bời trên da thịt nóng rang
Biển lại hát bài hát cũ
Biển luôn luôn muốn chứng tỏ mình
Khao khát
Sóng nồng nã không có gì ngăn được
Sóng mênh mông thử sức con người...
(Chương V - Tự do)
Tiếp:

....."Chỉ còn lại nhân dân vằng vặc dưới sao trời
Nhân dân trở về qua tay người móc nối
Qua lời ru gửi gắm xa xôi
Anh không quên mang trăng vào nhà
Trăng buồn trăng phải sáng qua vườn người
Nhân dân bao dung tin vào nhân nghĩa
Gọi về dăm ba tên tuổi lạc loài
Ôi nhân dân! Tấm lá chắn diệu kỳ
Người nhận mọi vết xăm cho căn hầm nguyên vẹn
Người thâm trầm như đêm
Người tinh nhạy như đêm
Người kéo co giành giật lại đôi kèo..."
(Chương III - Điệp khúc những cây cầu)
Dở:
..."Những người mới đến
Không biết bằng cách nào lửa đã nhóm lên
Như không phải củi rừng đang cháy
Có gì đó trong đốm tàn hoa cải
Cứ bay lên làm nhẹ cả người ngồi
Lửa vun cao vách đất bóng người
Đang ấm lại bao nỗi niềm để ngỏ
Tiếng suối đổ, hãy nghe suối đổ
Chảy cồn cào ngang dọc mỗi tâm tư
Chào ngọn lửa
Xòe bàn tay lạnh cóng
Chúng tôi hơ
Chúng tôi sưởi một chặng đường tất bật
Ngày mai lại nhớ về nơi này
Lại nhớ nhau
Người còn người mất
Lại nhớ mình
Có lúc
Ngồi thảnh thơi như chẳng bận điều gì
Lửa ném tàn xua muỗi bay đi..."
(Chương I - Ngọn lửa chiến trường)
 Hơn 3 trang độ 150 câu nói những cáu chung chung vô bổ , không rõ ràng minh bạch gì cả. Đường tới thanh phố có vô số những đoạn dở hơi như thế này!
Tuy cũng là dòng tụng ca, cổ động, nhưng Phạm Tiến Duật hoành tráng hơn, có nhân dân, có lịch sử:
"Những sư đoàn đi dài
Một phần dân mình đó
Cũng một phần đời ta
Cũng một phần lích sử"...
Trích trường ca Những vùng rừng không dân" của Phạm Tiến Duật
  Hữu Thihr sinh viết lục bát mà lục bát quá kém, ít cạn, lới nhạt, đơn điệu, sơ sài từ khi nhập vào làng văn chương cho đến đầu bạc răng long::
    Vô  số những câu lục bát sơ sài, luôn lỗi vận:
... Mùi mồ hôi, mùi rễ cây
Mặn nồng sẽ kể với người đến sau...
Nên sửa:
(Mùi mồ hôi, mùi rễ cây
Mặn nồng kể với con cầy đến sau)
... Bắt đầu từ một cánh tem
Sao mai chốt đỉnh trăng đêm mại dần
Muỗi bay tối một góc rừng
Lần theo muỗi gặp chùm sung, gặp người..."
...Con đường qua tháng, qua năm
Núi đau lở đá, rừng bầm tận cây
Vai gùi bước xốp trong mây
Ta đi làm những mặt trời của nhau..."
..."Đêm qua bên ấy ru Kiều
Làm ta căm mãi cái mưu Tú Bà"
Đêm qua bên ấy ru Kiều
Bên này ta đã thiu thiu ngũ rồi..."
 (Nhà đồi - 1962)
...Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ
Nhà ta binh trạm cải gù, gà choai..."
(Âm vang chiến hào 1975 - In chung với Lâm Huy Nhuận)
..." - Mình đang làm sử chiến tranh
Có cần nghe một mối tình dở dang?"
Nên sửa:
(Mình đang làm sử chiến chinh
Có cần nghe một mối tình dở dang)
"Chúng em chẳng sợ địch lùng
Đêm nằm sợ tiếng ru con trên đài"
Nên sửa:
Chúng em chẳng sợ địch còn
Đêm nằm sợ tiếng ru con trên đài)
(Chương II - Tư lệnh - Đường tới thành phố - Giải thưởng Nhà nước)
...Ra sông lấy sóng mà yêu
Lên nuí thì cứ lấy đèo mà tin..."
Nên sửa:
(Ra sông lấy sóng mà yêu
Lên non cứ vị cây điều mà tin)
(Trường ca Biển - Giải thưởng Hồ Chí Minh - 2015)
Nhạt:
Nhạt cũng thuộc tứ chứng Thi Y - vô phương  cứu chữa. Hữu Thỉnh bị căn bệnh này quá trầm kha!
...:"Và anh
Ý nghĩ lăn qua viên đạn cuối cùng
Giặc đổ quân sau rừng
Ủi và đốt
Cây thở dài trên đất
Tàn bay tung
"Cán gáo" thõng đôi càng
Man rợ xoáy
Đóng đinh vào chân tóc
Bới rừng lên
Thả xuống lời ngon ngọt
- "Hỡi cán binh cộng sản, hãy ra hàng
Tổng thống sẽ
Tổng thống sẽ
Tổng thống sẽ..."
Thơm tho và ngọt xớt
Đảo nửa vòng lại ngọt xớt thơm tho
Rừng quay mặt nghe gió bò trên đá
Bò trên rêu
Ẩm ướt
Trên lưng..."
(Chương II - Tư lệnh)
Hoặc:
..."Ta sẽ uống cho nguôi trăm cơn khát
Từ đôi tay em gái bổ dừa
Sẽ gặp má ta sẽ làm nũng má
Ra vườn hái ổi hát ngu ngơ
Em ơi em, anh không sao viết kịp một dòng thư
Thương nhớ là gì mà anh mang nặng thế
Buồng lái xe tăng nóng bức thế này
Em chẳng đến được đâu, mở cửa lên vẫn nóng
Mở cửa lên là vòm trời cao rộng
Em ở đâu trong thương nhớ của anh
Em ở đâu đất trời không bờ bến
Cổ ta khô sao nắng quá vô tình
Trong cáp nghe trăm tín hiệu vọng về
Anh nghe rõ những vì sao tít tắp..."
(Chương III - Điệp khúc những cây cầu)
Nhắng :
Kiểu vòng vo tam quốc, lộn xui,lộn đụn, nhắng nhít vô cùng khó chịu:
..."
Anh đã qua những ngày tưởng chừng không qua nổi
Nụ cười bán tín bán nghi
Giỗ tết tường trình liên gia kết phái
Chúng chồng tiền một cái đầu đảng viên
Chúng chuốc rượu cho một thằng phản bội
Chúng phục kích ngoài mí vườn
Chúng rình rập sau một đôi kiếng mát
Thằng Đại Việt, lũ hội đồng
Cắt máu ăn thề trên lá cờ ba sọc
"Với cộng sản thì phải bừa tận gốc"
Những tên lính xăm hầm
Mài thuốn xuống sân xi-măng nhà xã trưởng
Nhạc dạo đầu cho một ngày "bình định"
Chó nghe chó chạy cuồng
Gà nghe gà bỏ ổ
Cây nghe cây thui từng chiếc rễ
Người nghe nắn túi sờ căn cước
Những đồng tiền nghe bật khỏi tủ khỏi rương
Chéo đội hình cánh sẻ
Chúng bắt đầu "phụng sự quốc gia"
Chúa được hôn bằng hơi rượu say mềm
"Xin Chúa ban cho chúng tôi hàng ngày dùng đủ và tha nợ chúng tôi"
Câu kinh rơi giữa hai hàng dân vệ..."
(Chương III - Điệp khúc những cây cầu)
Nối:
..." Hôm nay và hôm qua
Ở đây và nơi khác
Chẳng sợ nhàm
Mặt trời cháy với một niềm mong mỏi
Mỗi hạt cát hành tinh cũng phát sáng như mình
Em ơi em, em là biển của đời anh
Là vụng kín
Là bến bờ nương tựa
Em làm anh bận rộn ngày ngày
Em làm anh nóng nực ngày ngày
Anh chìa ca nhận phần nước hiếm hoi
Để em thấm vào anh khúc ngọt ngào chia sẻ
Em làm anh tơ non
Em làm anh mạnh mẽ
Cứ vẫy vũng như đảo của ta
Biển nguội dần vỗ tím vào đêm
Những cánh chim
Khép chiếc ô râm mát
Những chiếc ô biến thành lời ru
Nựng nhau quanh nhà bạt
Đó là lúc đảo cất lên tiếng hát
Những bàn chân sánh ướt lân tinh
Đảo độc thoại dưới trời sao rộng rãi
Sóng mang đi âu yếu đất liền
Và anh
Anh biến thành một tấm áo choàng
Che đồng đội những cơn mưa xích đạo.!
   Ngoài ra Đường tới thành phố còn bị hàng trăm căn bệnh khác sến, sơ sài, ôm đồm, dài dòng văn tự, sính nói triết lý, chữ nghĩa lòng thòng, ba voi không ngọt bát xáo, hát ca dở hơi tùy hứng...
  • Biển lại hát ca bài hát cũ
  • Tôi yêu gió tôi thành người đứng hát
  • Tôi hát rong qua thanh sắt của mình
  • Cây đàn ấy hát bằng màu áo
  • Tôi đã nghe bài hát xốn xang lòng
Các cô gái làm đường đi đào củ chụp
  • Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim
  • Nựng nhau quanh nhà bạt
Đó là lúc đảo cất lên tiếng hát
  • Em vừa đào vừa hát Sài Gòn ơi!
  • Sài Gòn ơi, ta đã về đây
Nghe người hát mà thương người quá thể
  • Hỡi mây trời hãy xuống hát cùng tôi....
Cười:
  • Ta nói cười cuối biển cũng nghe ta
   Những câu triết lý nửa mùa:
  • "Những cánh đồng in dấu chân của mẹ
     Cứ ngày ngày ra khẩu lệnh cho tôi.
  • Lửa vì thế đã chín thành than đỏ
  • Tôi là chỗ thất thường của gió
Khi người yêu cởi áo trao khăn
  • Tôi là chỗ bước chân đi chậm lại
Người thương nhau dù thương chỉ một lần
  • Tôi là chỗ những ngang tàng chịu khuất
Nơi con người thuần hóa các dòng sông
  • Tôi là kẻ thù của những gì chia cắt
Hữu Thỉnh hay cóp và phỏng theo ý tứ của người khác nhưng không thành công.
Nguyễn Bình viết:
"Hồn trinh chôn chặt chân gường
Em còn cho chị lược gương làm gì?"
Hữu Thỉnh:
"Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền", Sao lại "chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền"?
 Ca dao nói : "Má lùm đồng tiền vạn rưỡi cũng mua".  Đưa tuổi xuân vào má lúm đồng tiền làm cho má lúm đồng tiền thêm đẹp, thêm xinh, có gì hy sinh, cực hình khao khát đâu?
  Giải phóng miền Nam, miền Bắc Việt Nam đã tung hết nhân tài vật lực cho cuộc chiến, "thóc không thiếu một cân, quân không  thiếu một người", ba bốn quân đoàn,  hàng trăm tướng lĩnh có tài thao lược, được học hành đào tạo nước ngoài (Trung Quốc, Liên Xô cũ như Lê Trọng Tấn - Giu cốp của Việt Nam, Lê Đức Anh - Cu zu tốp chột Việt Nam, Nguyễn Nam Khánh - Lâm Bưu Việt, Nam Long - Xích vệ Đỏ...) và  hàng vạn dân vùng tạm bị chiếm nhất tề xông lên giành thắng lợi. Có đâu trong Đường tới thành phố hiu hắt mấy anh vệ túm, vệ dân (dân vệ), tư lệnh Trường Sơn trong vườn trầu..., kẻ rúc hầm, đứa xoi hầm quần qua, quần lại gốc sim trông rất cà lơ, cò lả, xơ xác không ra một phong cách trượng phu, hảo hán! Bởi thế trong trường ca này không tìm  ra một hình ảnh anh hùng, một hình ảnh mỹ nhân tài mạo song toàn để đời, toàn là nhàn nhạt ngàn xa buồn cô liêu!
  Hữu Thỉnh viết Đường tới thành phố năm 1977 - 1978 tại Đà Lạt gậm nhấm "chiến thắng" , "vinh quang", trong khi cả dân tộc tạ tàn trong tao loạn, nạn thuyền nhân chấn động địa cầu. Gần 1 triệu người bị nhấn chìm trong biển cả làm mồi cho cá dữ!
"Năm Mậu Ngọ mất khoai
Năm Kỉ Mùi sạch lúa
Vạn nhà cứ đói hoài
Vạn người mồi cá dữ"
  (Đỗ Hoàng).
    Trời đất làm sao cho trang viết này hay được, có thần bút được!
     Nói chung Đường tới thành phố là một trường ca kém toàn diện, tác giả trình độ yếu,  kiến văn thấp, học vấn chắp vá, tay nghề làng nhàng, một ý tưởng nói theo và làm theo lệnh cấp trên nên không có giá trị gì về nội dung, nghệ thuật. Hữu Thỉnh không có tài thơ!  Đúng như giám khảo Xuân Diệu lúc đầu nhận xét: "Đường tới thành phố là trường ca tào lao chi khươn"!
                                Hà Nội 8 - 2020
                                         Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét