Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Hữu Thỉnh bốc thơm "Thơ Vô lối" Nguyễn Quang Thiều

 

Hữu Thỉnh bốc thơm "Thơ Vô lối" Nguyễn Quang Thiều

Thứ ba - 18/08/2020 11:14
Thật ra cái gọi là" thơ" Nguyễn Quang Thiều không nên mất thì giờ, tâm sức vào nó. Nó không phải thơ, không phải văn, phú, vè, điếu, sớ, tụng, kệ , kinh, nói lối, chầu văn, lý ngựa ô, lý con trâu, con bò gì cả...Nó là quái thai dị dạng chưa bao giờ có trong lịch sử văn học nước nhà. Bây giờ bài "Ấn tượng Nguyễn Quang Thiều" của Hữu Thỉnh mới lẽ ra " Hữu Thỉnh là Trùm Sò trong nhóm văn thơ Mậu dịch, văn thơ linh Bureau - bia rô (văn phòng) lăng xê Nguyễn Quang Thiều lên tận chín tầng mây.
Hữu Thỉnh bốc thơm "Thơ Vô lối" Nguyễn Quang Thiều
     HỮU THỈNH BỐC THƠM NGUYỄN QUANG THIỀU
                            Đỗ Hoàng
    Thật ra cái gọi là" thơ" Nguyễn Quang Thiều không nên mất  thì giờ, tâm sức vào nó. Nó không phải thơ, không phải văn, phú, vè, điếu, sớ, tụng, kệ , kinh, nói lối, chầu văn, lý ngựa ô, lý con trâu, con bò gì cả...Nó là quái thai dị dạng chưa bao giờ có trong lịch sử văn học nước nhà. Bây giờ bài "Ấn tượng Nguyễn Quang Thiều" của Hữu Thỉnh mới lẽ ra " Hữu Thỉnh là Trùm Sò trong nhóm văn thơ Mậu dịch, văn thơ linh Bureau - bia rô (văn phòng) lăng xê Nguyễn Quang Thiều lên tận chín tầng mây. Đưa Nguyễn Quang Thiều từ một người culit - công an gia truyền, học cu lít chuyên nghiệp về dao búa lên hàng "Nhà thơ nổi tiếng - Tai tiếng" (!).
  Tôi đã có nhiều bài phê bình đám bốc thơm thơ Nguyễn Quang Thiều như Nguyễn Đăng Điệp, Văn Chinh, Nguyễn Thụy Kha, Thiên Sơn, Nguyễn Ngọc Phú, Nguyễn Thị Loan... và dịch " thơ"  Nguyễn Quang Thiều ra thơ Việt nên không muốn mất thì giờ của bạn đọc phải nghe bình, phê lại cái dở hơi của Nguyễn Quang Thiều mà chỉ trích những ý khen không phải lối của Hữu Thỉnh. Hữu Thỉnh bốc thơm ý như:
" Nguyễn Quang Thiều đã đưa văn xuôi vào thơ tạo ra một trường thẩm mỹ cho riêng mình, khước từ mọi ước lệ, khước từ mọi véo von nhễ nhại. Khước từ mọi du dương quen cũ. Nguyễn Quang Thiều huy động tối đa những ngẫu nhiên....":
“Dù thế nào tôi vẫn muốn hát lên một bài ca. Bởi sự ra đi của chúng đẹp làm sao, như một cơn mơ, như một đêm vũ hội.
Con ốc sên cuối cùng đã bò qua bức tường bao quanh vườn cũ mốc. Cái chóp vỏ cuối cùng đã khuất phía bên kia"
Thơ anh huy động được các yếu tố trữ tình và tự sự, cả thông tin, cả tản bút, cả bình luận. Anh muốn tạo ra những hợp âm”.
(Chuyển động- Nguyễn Quang Thiều)
 Lại quá véo von, nhễ nhại, du dương, sao, sến, dở hơi hơn cả Thị Nở...
Cha ông ta đã đưa văn xuôi vào thơ từ lâu mà rất hay:
遷都詔
李太祖
遷都詔 
昔商家至盤庚五遷,周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私,妄自遷徙。以其圖大宅中,為億萬世子孫之計,上謹天命,下因民志,苟有便輒改。故國祚延長,風俗富阜。而丁黎二家,乃徇己私,忽天命,罔蹈商周之跡,常安厥邑于茲,致世代弗長,算數短促,百姓耗損,萬物失宜。朕甚痛之,不得不徙。
   況高王故都大羅城,宅天地區域之中,得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位,便江山向背之宜。其地廣而坦平,厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困,萬物極繁阜之丰。遍覽越邦,斯為勝地。誠四方輻輳之要會,為萬世帝王之上都。
    朕欲因此地利以定厥居,卿等如何?

   Thiên đô chiếu

Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam Đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân chí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nãi tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.
     Huống Cao Vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.
   Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? - Lý Thái Tổ

Bản dịch (Khuyết danh): - Chiếu dời đô
Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô. Há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện di dời. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? "

   Bề thế , cao sang, uy nghi,hùng hồn, lay động tâm can và hay hơn vạn lần cái gọi là thơ văn xuối của Nguyễn Quang Thiều!
Hoặc:
Chơi giữa mùa trăng (Trích) - Thơ văn xuôi của Hàn Mặc Tử
..."Hai chị em đồng dang tay níu áo gượng vào nhau dấn bước lên cao... Thỉnh thoảng mỏi hai đầu gối quá, cả chị liền em đồng ngã lăn ra. Lại một dịp cho tiếng cười của chị tôi được nở ra, giòn tan trong không khí. Lên tới đỉnh là hao mòn đi một ít. Nhưng mà ngợp quá sáng quá, hứng trí làm sao? Đây có phải là nước Nhược non Bồng, động phủ thần tiên ngàn xưa còn sót lại? Nhìn xuống cát cố tìm dấu tích gì lưu lại một vết chân của Đào Nguyên Tiên nữ, nhưng tấm cát phẳng lờ như lụa căng, trinh bạch làm sao.
Bất tri thử địa quy hà xứ
Tu tựu Đào Nguyên vấn chủ nhân?         
   Bây giờ chúng tôi đương ở giữa mùa trăng, mở mắt ra cũng không thấy rõ đâu là chín phương trời, mười phương phật nữa. Cả không gian đều chập chờn những màu sắc phiêu diêu đến nỗi đôi đồng tử của chị tôi và tôi lờ đi vì chói lói... Ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng cả, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập lụt trong trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một địa cầu nào khác.
   Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan, chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra bọc lấy, như bọc lấy đồ châu báu... Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá, tinh khôi, tươi tốt và oai nghi như pho tượng Đức Bà Maria là đức tinh truyền chí thánh. Tôi muốn sốt sắng quỳ lạy mong ơn bào chữa. Nhưng trời ơi, sao đêm nay chị tôi đẹp đẽ đến thế này. Nước da của chị tôi đã trắng, mà vận áo quần bằng hàng trắng nữa, trông thanh sạch quá đi.
   Tôi nắm tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu hỏi tức cười làm sao: “Có phải chị không hở chị?”. Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: Chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là trăng, mà em đây cũng là trăng nữa!”.....
  Dẫn chứng thế này thì làm sang cho Thiều quá!
Hữu Thỉnh bốc tiếp:      
"Nguyễn Quang Thiều không bị sa vào bẫy chữ. Anh dành tâm sức lớn nhất để tập trung cho giọng điệu. Chim không nói một chữ nào. Có ai đọc được chữ của chim đâu. Nhưng mà giống nào hót ra giọng giống ấy. Nó không có nghĩa mà cuốn hút, mà tạo ra từ trường, tạo ra sắc thái là nhờ có giọng điệu riêng. Với cái giọng riêng ấy nó tạo ra xúc động của người nghe. Nguyễn Quang Thiều đã tạo được một giọng riêng, một lối viết riêng. Người đọc nhận ra anh trong một rừng thơ đông đảo hiện nay. Đặc điểm của cái giọng riêng ấy là Nguyễn Quang Thiều luôn giao hoán các khái niệm và chẻ nhỏ cảm xúc. Tôi đọc Nguyễn Quang Thiều đọc đi đọc lại thấy anh ấy vừa biết chẻ nhỏ vừa biết đào sâu vào cảm xúc. Đẩy cảm xúc lên.
Nguyễn Quang Thiều rất quan tâm đến liên tưởng. Trên chuyến tầu thơ dặm trường ta không biết tác giả sẽ đưa ta đến ga nào. Anh đưa ta đến ga nào thì ta biết ga đó thôi. Cuộc hành trình đầy những bất ngờ.
Nguyễn Quang Thiều tạo cơ hội tối đa cho sự tham gia của những mảng sống khác nhau. Anh ban bố sự bình đẳng của các chi tiết. Các chi tiết chồng lên các chi tiết tạo ra sự phức hợp ngay trong một câu thơ. Đây là một trong những cách làm mới thơ. Chẳng hạn:
Bóng tối gọi từ bên này đến bên kia cánh đồng
ngày của trống, nhị, kèn đã cài then cửa
Ngày của cờ ngũ sắc, cờ đuôi nheo, của phướn đã khép lại.
Hạt đã gieo và phục kín trên con đường độc đáo của đói khát và hy vọng
Sự nghi ngờ của đất đã trĩu nhẹ mở mắt và mũi đã thở đều đều.
(Chương VIII - Nhịp điệu châu thổ mới)
Và:
“Nhưng lúc này một bóng người cúi xuống bên chúng ta phả hơi lửa trong tiếng thì thầm:
– Còn một hạt giống là còn cánh đồng
– Còn một giọt nước là còn dòng sông
– Còn một người có đức tin là cả thế gian được cứu rỗi”
(Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ
Nguyễn Quang Thiều là đại bậy chữ: đại sáo ngôn, đại khoét lác, không một chút tình cảm chẳng khác nào Inrasara.  Nhiều bài thơ anh ta viết có phần cực đoan đại ý:
-Còn 5 người Chăm tôi vẫn sống và viết
-Còn 3 người Chăm tôi vẫn sống và viết
-Còn 1 người Chăm tôi vẫn sống và viết.
- Còn 1 người Chăm còn Tổ quốc Chăm
- Không bao giờ đánh mất bản chất Chăm” (cũ - đại ngoa, đại ngôn, sáo rỗng, dễ dãi...)
Nói thế, viết thế thì bàn làm gì!
   Đọc đoạn trích trên, bạn đọc cảm thấy Nguyễn Quang Thiều viết lung tung, lang tang, mù mù, mịt mịt, không ra cái gì cả!
Cái liên tưởng, cái tưởng  tượng Nguyễn Quang Thiều rất phàm phu, tục tĩu không có gì là thơ:
GIỌNG H   
...Cái ổ trũng rực ấm trên tấm nệm
Nước chảy mê man dưới H
Con mèo sốt 42 độ
Giọng H: mai sẽ rời khỏi căn phòng này
Giọng H: ôi, chiếc giường...
Giọng H: phía xa kia...
Giọng H: một bộ phận sinh dục cô độc
Giọng H: đang hồi phục ký ức..."
  (Nguyễn Quang Thiều)
Thẩm mỹ thô lổ;
..."H ngủ muộn. 10h13 phút chưa dậy.
Những sự sống trôi qua chiếc giường.
Những cái chết trôi qua chiếc giường.
Và H nhìn thấy trong giấc ngủ
Một tấm thân đàn ông nóng rừng rực
Trôi qua chiếc giường và dừng lại
ở một khoảng trên đầu

Lúc 10h13 một người đàn bà khác
Khoả thân trong một chiếc giường
Đặt ở giữa thành phố..."
 Bài thơ viết lúc 10 h 13'
Hay:
..." Trong cơn mơ đói và buồn
Các cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua
Như dao sắc phất vào tôi tứa máu
Tôi nấc lên một câu hỏi như người sặc khói
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ thế nào

Và chuyến xe tan tầm lại đến
Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ
Tôi vội vã bước vào trong đó
Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ
Tóc tai quấn áo sặc mùi cá khô
Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia
Và lòng tôi nhói một câu hỏi
Rằng nếu tôi lấy họ
Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.
(Câu hỏi cuối ngày)
  Hữu Thỉnh tán thêm:
"Nhưng quanh quất, quây tụ, ấn tượng nhất vẫn là cảnh quê, hồn vía quê. Đặc sắc nhất trong thơ anh là cái hồn quê ấy. Đã có bao nhiêu người viết về quê, nhưng Nguyễn Quang Thiều viết về quê theo kiểu khác, không giống ai. Sau này, câu thơ có nhiều biến hóa, nhưng hồn quê thì vẫn không thay đổi. Anh tạo ra những cung bậc mới. Tôi đặc biệt ấn tượng về cảm hứng này của anh. Nó làm tôi cảm động. Và lay thức. Do đó, nhiều câu thơ của anh có vẻ Tây, nhưng hồn vía vẫn là Việt. Việt ở thi liệu, ở cảm hứng, ở cái thiết tha, bịn rịn, da diết, nhói lòng.
Tôi mang cơn mưa nham nhở màu xanh
Suốt tuổi thơ không hay cỏ bị săn đuổi
Những con dế bật càng xa, xa mãi
Mưa giêng hai góa bụa khóc sang hè
Một bài hát tình yêu của làng Chùa có thể xem là một ví dụ tiêu biểu về bước chuyển của Nguyễn Quang Thiều. Ở đó có một cái gì đó rất quê, mà lại rất tỉnh. Nhưng khi đọc xong, tôi quên mất quê hay tỉnh, mà chỉ thấy cái thiết tha, da diết, day trở không yên của tác giả. Thay vào chỗ ta hỏi nhà thơ nói gì, ta khắc khoải dò tìm tâm hồn anh thế nào? Tôi bỏ chữ bỏ câu để đi tìm, để thưởng thức hương vị tâm hồn Nguyễn Quang Thiều. Với cách dò tìm đó, chúng ta hãy đi vào thế giới của Châu thổ, từ từ, chậm rãi, trong sự bừng thức của cảm nhận."
  Hửu Thỉnh tán thơ hồn vía quê của Thiều nhưng không biết rằng, Thiều đã nhắc làng Chùa của Thiều hàng trăm vạn lần, viết về làng Chùa, xứ Đoài hàng trăm vạn lần đã không ai hình dung ra làng Chùa, xứ Đoài là gì chứ chưa nói chẳng để cho người đọc một lần rung động trước làng quê!
  Quang Dũng chỉ vài dòng:
..."Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoát thổi đêm trăng...."
  Tôi tin câu thơ này còn mãi nghìn năm, xứ Đoài còn mài nghìn năm!
    Nguyễn Quang Thiều không biết làm thơ! Không ai đọc loại bà dằn Thiều viết ra. Nguyễn Quang Thiều chuyên làm vô lối - một loại thơ không vần thời thượng. Không phải bây giờ, từ ngày thơ xưa, không phải bên Tây, bên Tàu làm thơ không vần mà cha ông ta từ thượng cổ đã làm thơ không vần. Vần, không vần không quan trọng, miễn là tác giả viết và gửi nhắn gì cho người đọc. Thơ có Vần mà không có chút gì gửi gắm, tí gì triết lý, chẳng rung động lòng người thì chẳng ai gọi là thơ:
"Bồ quân bên suối chín vàng
Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Đầu têu tu hú chạy lên
Sẻ con giục mẹ bỏ quên cả giày

Chào mào chưa nếm đã say
Chim sâu bận mọn nửa ngày mới sang
Anh vũ mua bán đàng hoàng
Ăn xong múa lượn cả làng cùng xem...."
(Chợ chim -, Hữu Thỉnh)
Và:
"Ai qua Lệ Thủy, Xuân Bồ
Bây chừ binh trạm cải gù, gà choai!..."
(Âm vang chiến hào - Lâm Huy Nhuận, Hữu Thỉnh)
  Mấy câu của Hữu Thỉnh ở trên còn thua mấy câu sau:
"Con mèo, con chó có lông
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai"
 Cha ông ta làm thơ không vần, thơ tự do từ khi Mỹ chưa có mà đến nay đọc vẫn còn rưng rưng
..."Gẫm nhân sự biết rằng cơ trị loạn;
Xem hồ quang đã không dấu thanh du.
Con lộc kia nào có phép toàn đâu, ông ngồi mã thượng hãy rình theo, còn quen thói nịnh tà mà chỉ lộc;
Khóm do nọ hẳn đến ngày thì cắt, kẻ muốn tình chung mà rửa sạch, bỗng buông tuồng gian ác lại sùng do.
Đá khiết bạch khó mài mầu xiểm nịnh;
Nước thanh quang khôn lọt vết tham ô
"戰訟西湖賦 - Chiến tụng Tây Hồ phú" - 範泰- Phạm Thái
Cha ông ta làm thơ không vần còn mãi đến nghìn năm:
...卒 
     兇殘,
      暴。
       
       
士氣    ,
  以之   
    聞風  魄,
       偷生 
   西 京既   有;
   取,       
寧橋      萬里;
      ,遺    
   之腹    ;
李亮      厥屍 
      者益 ,
     怒者   
    力盡   ;
 謀伐      屈。...
Tốt năng:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dịch cường bạo.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá khôi phi.
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn.
Trần Trí, Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An, Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh ký vị ngã hữu;
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lý;
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, ký kiêu kỳ thủ;
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
Vương Thông lý loạn nhi phần giả ích phần,
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất..."
Trọn hay:
..."Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy, mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công..."
(Ngô Tất Tố dịch thơ)
  Như tôi đã nhiều lần nói ở các chyên luận trước, tiếng ta - phương Đông và phương Tây có khác nhau, ta phát âm gọi là "xỉ âm" (âm phát ra từ răng), còn những nước Mỹ, Anh - phương Tây tiếng phát ra gọi là "thực âm" (phát ra từ họng). Tiếng ta đơn âm, tiếng phương Tây đa âm, nên trong làm thơ một từ của họ như một câu ngắn có vần điệu, nên vần điệu trong thơ Tây không quan trọng; nhưng vần điệu trong thơ ta vô cùng quan trọng. Nếu ta bỏ vần điệu là một lổ hỏng lớn!
Ví dụ:
A Minh họa Vô lối
ANH
America
Television
Eat breakfast
Conversation
NGA
Школыa
Капиталa
Самолеты
до свидания
PHÁP
Maison
comme des cochons
porte
très bon
TÀU
美国
电视
吃早餐
电报
VIỆT
Mỹ
Vô tuyến
Ăn sáng
Điện đàm
 Mấy chữ tiếng Viêt và tiếng Trung Quốc: Mỹ, Vô tuyến, Ăn sáng, Điện đàm..., khô cứng, rời rạc, đọc ra không có ý vị gì. Nhưng cũng những tiếng ấy đọc bằng tiếng Anh thì chúng ta cảm thây như nghe một bài thơ tứ tuyệt bốn câu, bốn chữ, chính chu vần điệu:
America
Television
Eat breakfast
Conversation
Phiên âm:
(A mê ri cần
Ti li vi dần
It bờ ret phát
Công vơ xơ xần!)
Tiếng Nga, tiếng Pháp ...cũng vậy!
   Nguyễn Quang Thiều viết bài vô lối nào cũng phải dịch ra thơ Việt mọi người mới đọc nổi! Tập "Sự mất ngủ của lửa" (1992), "Những người đàn bà gánh nước sông" (1995), " Những người lính của làng" (1996), Thơ Nguyễn Quang Thiều (1997), "Nhịp điệu châu thổ mới "(1997), "Bài ca những con chim đêm" (2000)...
Tất tần tật thơ vô lối của Nguyễn Quang Thiều đều dây cà dây muống, lảm nhảm, triết lý nửa mùa, vu vơ, nhạt nhẽo, xơ cứng, ôm đồm, ồn ào, vô bổ, nhăng cuội, gượng gạo, láo nháo, nhạt nhèo, thừa chữ, thiếu lời, thừa câu thiếu ý, bẩn thỉu, tiền dâm dật, dâm dật...Tất tần tật phải dịch ra thơ Việt (!)
Nguyên bản
Trong quán rượu rắn
tặng D.K.M
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn chúng bò qua miệng bình cuộn khoanh đáy chén
Bò tiếp đi… bò tiếp đi qua đôi môi bạc trắng
Có một kẻ say gào lên những khúc bụi bờ
Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời hoảng hốt với hư vô
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du
Bò nữa đi… bò nữa đi hỡi những linh hồn rắn
Lọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có một kẻ say hát lên bằng nọc độc trong mình
Thị xã Hà Đông, tháng hai năm 1992

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:

Trong quán rượu rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng.
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình.
Bò nữa đi qua môi bạc trắng.
Kẻ say gào giọng rượu thần kinh!

Áo quần, mũ, tất, giày trút bỏ,
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời.
Nỗi u uất ứ vòm tháp cổ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!

Như đá vỡ, như  vật vờ lau chết,
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng.
Kinh hoàng chảy điên cuồng nhu¬ lửa liếm.
Ngữa mặt cười, khóc mộng du không!

Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chết!
Nọc độc phun bẫm cả đáy vò
Không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!

Đêm dài rộng chôn vùi trong quán vắng.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng,
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn
Bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hát rất hăng!

     Hà Nội ngày 13 – 1 - 2008

Lịch sử một tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
 Nguyễn Quang Thiều
Người hướng dẫn: Được dệt thủ công bởi một người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ
Người mua: Mua lại từ một ông già da đen Cuba ở Havana năm 1986
Chủ nhân: Quà tặng của con trai tôi. Được treo trên bức tường này 21 năm.

Lúc gần sáng tiếng những cành khô gãy
Những con nai cái mùa động đực
Chủ nhân bức thảm 87 tuổi tỉnh giấc uống trà nguội
Những con nai đực ngùn ngụt
Ngôi nhà như không bao giờ mở cửa
Một bà già đi tiểu lần thứ 5, nói:
“Mẹ đau lắm”

21 năm tấm thảm không thay đổi chỗ treo
Người đàn ông 50 tuổi thường trở về và đứng
Trong ngôi nhà nửa bóng tối
Tràn ngập tấm thảm tiếng hô hoán
Và phía sau tấm thảm
Một lưỡi dao lạnh lùng đợi
Và một cái chảo sùng sục sôi

Người hướng dẫn: Những ngón tay người đàn bà mù Thổ Nhĩ Kỳ giờ bị liệt
Người mua: Ông già da đen Cuba đã tự vẫn
Chủ nhân: Tôi chỉ nhớ gương mặt con trai tôi khi nó mở bức thảm ra

Có một người lúc nào cũng rét
Đứng nhìn tấm thảm
Hai bàn chân bị đông cứng trong vũng máu
Ở chân tường

Người hướng dẫn: (đã bỏ nghề)
Người mua: Hình như không phải tấm thảm tôi đã mua
Chủ nhân: Tôi nhìn thấy những người thân đã chết chạy nấp sau những gốc cây trong tấm thảm

Bây giờ là năm thứ 22."
Đỗ  Hoàng dịch ra thơ Việt:
"Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ
Tấm thảm Thổ thăng trầm thiên biến,
Hướng dẫn viên dẫn chuyện rõ ràng:
- Thảm này dệt sợi dọc ngang,
Một bà Thổ có tay vàng làm ra.
Người mua lại một ông già,
Da đen quốc tịch Cu Ba rạch ròi.
Ở Ha va na hẳn hoi.
Vào năm tám sáu cũng thời mới đây.
Chủ nhân nói: - Tấm thảm này,
Quà con trai tặng cho thầy u thương!
Hai mốt năm treo trên tường.
Cỏ cây muông thú lạ thường hiển linh (1)
Sớm khuya vang vọng quanh mình,
Tiếng cây, tiếng suối thập thình đâu đây.
Tiếng nai gọi bạn hao gầy,
Mùa sinh sôi giục đàn bầy đến nhanh.
Chủ nhân tám bảy xuân xanh.
Sáng xơi trà nguội đã thành thói quen.
Những con nai đực khát thèm,
Nhưng nhà đóng cửa cài then chặt rồi.
Bà già năm lượt đi ngoài,
Lưng còng chân yếu kêu lời xót đau.
Thảm không dịch chuyển đi đâu,
Hai mốt năm vẫn gắn đầu chỗ treo.
Ông năm mươi tuổi dáng nghèo,
Trở về thường đứng vai đeo túi hờ.
Ngôi nhà tối sáng mập mờ,
Tràn lên tấm thảm tiếng hô hoán đầy.
Phía sau tấm thảm ai hay?
Lưỡi dao sắc lạnh đợi ngày bén xơi.
Một cái chảo sùng sục sôi,
Hướng dẫn viên: - Bà Thổ quả thiệt thòi tấm thân.
Mù loà liệt cả tay chân.
Người mua lại kể ngọn ngành xảy ra.
Ông già da đen Cu Ba,
Khốn cùng tự vẫn thế là đi tong.
Chủ nhân bày tỏ thật lòng:
- Nhớ con trai gương mặt hồng như hoa.
Chính lúc tấm thảm mở ra,
Một người lạnh cóng như là chết khô
Đứng nhìn tấm thảm trống trơ,
Hai chân đông cứng lặng tờ máu tươi.
Hướng dẫn viên bỏ nghề rồi.
Người mua quên bẵng một thời mình mua.
Chủ nhân: Tôi bạn khiếp chưa?
Người thân chết cháy chẳng lưa thứ gì,
Gốc cây trong thảm thâm sì.
Bây giờ là năm hai nhì ai ơi!

(1) Người dệt tài tình đến mức cây cỏ, muông thú trog tấm thảm trở thành sinh linh có sức sống ngoài đời chạy nhảy.
Hà Nội, ngày 7 - 3 - 2010
Đỗ Hoàng
Nguyên bản:
Những người đàn bà gánh nước sông
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông

Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi."

Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
Gánh nước sông
Ngón chân tõe như chân gà mái
Quá nửa đời thơ dại tôi trông
Bà cô đi gánh nước sông
Mái tóc lơi bối bềnh bồng trên lưng

Tay họ bấu giữa chừng đòn gánh
Còn tay kia níu mảnh mây mơ
Sông trôi úp mặt vào bờ
Đàn ông mưa biển lặng tờ ra đi

Cá thiêng khóc rầu ri quạnh quẻ
Chiếc phao ngô cô lẻ chết tàn
Đàn ông giận dữ tâm can!
Rời xa không có hỏi han nửa lời

Đã quá nửa đời trôi tôi thấy
Bầy trẻ thơ níu váy u già
Lớn lên ở chốn bùn sa
Gái thay mẹ gánh nghèo qua bến thuyền!

Con trai lại triền miên ẩn hiện
Lại ra đi mù mịt vụt ai mong
Cá thiêng quay mặt khóc ròng
Lưỡi câu ngơ ngác kẻ trông lộ mồi!
             Hà Nội 2008
  Khách quan mà nói, khi mới bước chân vào làng văn, Nguyễn Quang Thiều viết còn đọc được, có câu thơ hay: " Nàng Tô Thị bồng con đi lối tắt" nhưng khi chính thức nhập vào làng văn gặp các thợ kim hoàn giả cầy như Hữu Thỉnh, Chính Hữu, Anh Ngọc...Thiều đưa chỉ vàng thật của mình cho các gian gia giả trang mài dũa thành ra cục chì đen như cục cứt chó, cho chó không ăn!
  Còn Hữu Thỉnh, Trùm Sõ trong đám thợ kim hoàn giả trang, vàng giả ấy cùng với Hội Nhà văn Việt Nam là Tội Đồ của văn chương dân tộc, tổ quốc Việt Nam đã thao túng, bao che, lăng xê tặng giải cho các tác giả, tác phẩm phi văn chương như: Thanh Thảo, Nguyễn Quang Thiều, Mã Giang Lân, Từ Quốc Hoài, Nguyễn Đăng Điệp, Mai Văn Phấn, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thị Như Thúy, Phạm Đương...
                                       Hà Nội tháng 8 / 2020
                                                   Đ - H

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét