Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Vô lối Lê Văn Ngăn - Chị Ba Phan Rang

 

Khi dịch bài Vô lối Chị Ba ở Phan Rang của Lê Văn Ngăn tôi những tưởng Lê Văn Ngăn trốn được lính ngụy. Nhưng khi đọc lại tiểu sử Báo điện tử Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh thì nói Lê Văn Ngăn từng là trung sỹ quân tiếp vụ quân đội Sài Gòn. Sau này Lê Văn Ngăn vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Lình ngụy hay bộ đội Cụ Hồ thì cũng là một thời đã qua. Cái đáng nói là Lê Văn Ngăn viết những thứ vô lối không phải văn chương, thơ ca. Đã không phải thì phải lên án những nơi lăng xê.


VÔ LỐI

Lê Văn Ngăn

Nguyên bản:

 THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)

 Bác Hồ có viêt:

...Nói về văn nghệ, Bác thú thật có ít thì giờ xem các bài văn nghệ. Có lẽ vì thế mà có lúc xem đến thì thấy cách viết thường ba hoa, dây cà, dây muống; và hình như viết là để đếm dòng lấy tiền, có những bài nhạt nhẽo thế nào ấy.

Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn, hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ, là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái ngược lại báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị... thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ “độc lập”. Nếu “Việt Nam độc lập” mà nói “Việt Nam đứng một” thì không thể nghe được.

Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói “đường to” mà lại nói “đại lộ”, không nói “người bắn giỏi” mà lại nói “xạ thủ”, không nói “hát múa” mà lại nói “ca vũ”?... Những ví dụ như vậy nhiều lắm, nhiều lắm. Các báo Nhân dân, Thời mới, Quân đội nhân dân... đều dùng chữ nhiều lắm.

Tóm lại chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi.

Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta phải mượn. Ví dụ: ta phải nói “kilô”, vì nếu nói chữ “cân”, thì không đúng nghĩa là 1.000 gram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nói xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh cũng bị lây bệnh nói chữ, như “phụ đạo”, “giáo cụ trực quan”... Thật là tai hại!

HỒ CHÍ MINH

Trích bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, 16-4-1959 
Hồ Chí Minh toàn tập

  Bài "Thơ tặng chị Ba ở Phan Rang" của Lê Văn Ngăn in trong chùm 6 bài trên báo Nghệ thuật mới, Phụ trương báo Người Hà Nội ra số 1 tháng 2 năm 2012. Lê Văn Ngăn được nhiều báo, nhiều tổ chức lăng xê và tự gọi cách viết của mình là thơ. Cá nhân tôi, tôi cho đó là một kiểu viết vô lối, vô cảm, dây cà, ra dây muống, nhạt nhẽo, cũ rích đang thịnh hành làm tổn hại đến thẫm mỹ của người đọc, đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở cách viết của báo chi, văn nghệ sỹ hơn 50 năm trước đây.

  Thêm đề dẫn này để cho người đọc rõ nguồn xuất xứ.

                                       Đỗ Hoàng

VÔ LỐI  Lê Văn Ngăn

Nguyên bản:

 THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG (1)

Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa

nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ.

 

Năm ấy, tôi đến từ phương xa

không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa

và tương lai tôi

tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược

tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.

 

Có thể tôi rơi vào bước đường cùng

nếu không tình cớ gặp chị

Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im

chị ngồi trông khách đến

Và chiều hôm ấy

kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành.

 

Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà

được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ

được ăn cơm mỗi ngày hai bữa

được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.

 

Cuộc bố ráp và sự chết

Có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào

Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.

tâm hồn không lạnh lẽo

 

Bây giờ chị còn sống không chị Ba

Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa

Tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường

Những người lao động bình thường  ấy

không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.

 

Viết liền văn xuôi:

 THƠ TẶNG CHỊ BA Ở PHAN RANG

         Phan Rang, những năm ấy, có lẽ chị Ba không nhớ nữa, nhưng tôi kẻ từng chịu ơn chị, tôi không thể nào quên quá khứ. Năm ấy, tôi đến từ phương xa, không giấy tờ, không người quen, không nhà không cửa và tương lai tôi, tương lai ở trong tay những kẻ bố ráp bắt người đi đánh thuê cho quân xâm lược. Tương lai buồn tênh như con đường bụi khô ngoài quán cà phê chiều hôm gió cuốn.

          Có thể tôi rơi vào bước đường cùng nếu không tình cờ gặp chị. Dưới rặng me già bên chiếc xe những ổ bánh mì lặng im, chị ngồi trông khách đến. Và chiều hôm ấy kẻ lỡ bước được chị mướn về nhà dạy kèm con cái chị học hành. Từ ấy, tôi biết thế nào là hạnh phúc khi được sống dưới mái nhà, được chiếc bàn bên khoảng trời xanh khung cửa sổ, được ăn cơm mỗi ngày hai bữa, được uống vị dịu dàng trong đôi mắt chị dịu dàng.

    Cuộc bố ráp và sự chết có thể đầy tung cánh cửa vào đây lúc nào! Nhưng trước thời khắc đó, tôi vẫn còn một ít ngày tháng êm đềm.. Tâm hồn không lạnh lẽo!

        Bây giờ chị còn sống không chị ba! Bao nhiêu năm, dù chưa trở lại mái nhà xưa., tôi vẫn nhìn thấy chị mỗi ngày qua những người lao động bình thường. Những người lao động bình thường ấy, không bao giờ tầm thường trong đôi mắt nhìn đời.

 Nhận xét:

 Về thơ ca cho điếm Zê rô
 Không bàn!

     Một bức thư gửi người thân có chút chịu ơn hết sức bình thường của lúc trốn llính nguỵ mà người Việt nào ở miền Nam thời tạm bị chiếm cũng viết được, nếu biết đọc và biết viết.
      Người có kỷ niệm và tâm hồn có thể viết hay hơn vì thật hơn, tình cảm hơn.
      Đây là kiểu sám hối của nhiều trí thức công chức trong vùng miền Nam tạm chiếm. Khi Quân đôi nhân dân Việt Nam giải phóng miền Nam, hỏi ai cũng nói tôi bị bắt lính, tôi trốn lính. Điều đó có thật trong trong một số tầng lớp trí thức và thanh niên miền Nam vùng tạm chiếm trước đây, chứ không phải tất cả.
  Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa không có nhiều trường hợp này, nhưng miền Nam thì nhan nhản.
  Bây giờ đất nước thống nhất lâu rồi, người đọc có thể chất vấn: “Thế miền Nam buông lỏng vậy sao? Ông chạy không giấy tờ, không căn cước mà vẫn được mời dạy học thì xứ sở đó là Thiên Đàng rồi!”
    Ở miền Bắc ông gắn với Hợp tác xã, với tem, phiếu gạo, ông chạy đi đâu, giáo dục phổ thông, ai được dạy ngoài. Cụ Diệm quá "dân chủ"!  
   Chưa nói đến cái tệ nghĩa tình, tác giả ở Quy Nhơn vào Phan Rang mấy cây số mà không vào thăm ân nhân cứu mạng mình được - Giả dối hết sức, sến hết sức!
 
    Ở miền  Bắc hầu hết không ai trốn đi bộ đội, có người còn viết đơn bằng máu mình chích ra từ cổ tay. Anh hùng Lê Mã Lương là một ví dụ. (Bây giờ là Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam)
   Cái bức thư của Lê Văn Ngăn mà ai đó gọi là thơ thì sỷ nhục cho nền văn chương nước nhà!
     Đỗ Hoàng

     Dịch ra thơ Việt

 THƯ GỬI CHỊ BA Ở PHAN RANG

Phan Rang, năm ấy chị Ba!

Chị còn có nhớ hay là đã quên?

Em chịu ơn chị bề trên,

Một thời quá khứ đảo điên thế mà.

Thời em tơi tả phương xa,

Giấy tờ nỏ có, cửa nhà cũng không.

Tương lai quả thật phiêu bồng,

Tương lai ở kẻ tay không bắt người.

Những phường dạ thú đười ươi,

Tóm dân, đôn lính cho loài xâm lăng.

Tương lai buồn tẻ, lặng tăm,

Con đường bụi đỏ, quán tăng, gió nồng.

Số em đến bước đường cùng,

Nếu không gặp chị, tình chung đồng bào.

Mẹ già, xe nặng, bánh bao,

Chị ngồi trông có khách nào đến xơi,

Và chiều hôm ấy, ai ơi!

Cầm tay chị dẫn về nơi nhà mình.

Bảo kèm con cái học hành,

Hạnh phúc tôi có nên  thành từ đây.

Chiếc bàn học, bên trời mây,

Được ăn uống thoả mỗi ngày hai ca,

Dịu dàng thấm thịt thơm da,

Trông đôi mắt chị như là trăng sao!

Dễ chết, bọn ráp ập vào,

Đẩy tung cánh cửa thế nào cũng xong.

Trước thời khắc của tồn vong,

Tôi còn dan díu trong vòng ấm êm!

 

Bây giờ, chị đâu? Chị hiền?

Bao năm chưa lại bên thềm nhà xưa.

Tôi nhìn sớm nắng, chiều mưa

Chị trong những kẻ cày bừa cần lao.

Bình thường, cam chịu, nhường bao

Đôi mắt nhân ái như sao siêu phàm!

 

Hà Nội ngày 28/ 2 2012

Đỗ Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét