Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Thơ vô lối Nguyễn Khoa Điềm (in lại)

 


Dịch Vô lối Nguyễn Khoa Điềm (in lại có sửa chữa)

Nguyễn Khoa Điềm

Bây giờ là lúc...

Bây giờ là lúc có thể chia tay điện thoại để bàn, cạc vidit, nắm đấm micrô

Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường

Một mình một ba lô và xe đạp

Bây giờ gió gọi anh đi

Mặt trời đánh nhịp về tám hướng

Từ giã cà vạt, giày đen, lời trịnh trọng

Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ

Hò hát một mình, đọc những gì yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép

Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng

Cho anh làm mới cuộc đời mình

Anh gọi đó là chuyến về không hạn định

Để là một người trong mọi người

Anh tham dự trận tấn công cuối cùng

Vào cái chết.

 

Hãy lộn ngược da anh

Và ghi lên đó mật khẩu:

- Không lùi bước!

 

Nha Trang, 2-5-2006

 

Nguồn:

1. Báo Văn nghệ, ngày 5-8-2006

2. Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012

 Đỗ Hoàng Dịch ra thơ Việt:

Bây giờ là lúc..

Bây giờ là lúc rất có thể

Ta chia tay điện thoại để bàn

Cạc vi dít, năm đấm vàng

Tự do lên mạng như ngàn dân đen

Ăn ngủ gửi thân hèn đường sá

Ba lô còm xe vá vu vi

Bây giờ gió gọi anh đi

Mặt trời đánh nhịp đen sì tám phương

Từ giã hết lời đương trịnh trọng

Anh cánh đồng hong hóng quán chui

Ăn ốc ngủ với cỏ vùi

Hát hò tình tứ bao người mình yêu

Ghi chép với những điều cần chép

Đời rộng rinh cho phép quan to

Đường quê rảo bước êm ro

Áo bào trả lại về lo đời mình

Anh coi việc thường tình chẳng tính

Chuyến về không hạn định ai ơi

Anh tham dự trận cuối đời

Tấn công cái chết tàn hơi lão già

Cho chúng lột hết da xương thịt

Mật khẩu ghi chấm hết cuối cùng

Ta là hảo hán gian hùng

Không lùi bước lũ điên khùng chúng bay!

 

Hà Nội 12 giờ 50 phút ngày 26 tháng 2 năm 3021

 

 

Đỗ Hoàng

Bình giàng:

    Đây là một bài thơ vô lối mà Nguyễn Khoa Điềm hay viết sau khi hồi hưu,  kiểu viết của nhưng kẻ tự cho mình là nhà "cách tân" thơ Việt sau cuộc chiến nồi da xáo thịt giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam năm 1975. Mặt khác nó là cách viết biểu tượng hai mặt mà thể chế miền Bắc Việt Nam khi chưa thôn tính miền Nam Việt Nam luôn luôn lên án và trừng trị cả tinh thần lẫn thể xác những văn sĩ có ý nghĩ này!

  Chính Nguyên Khoa Điềm khi trên ngai Trùm Tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng lấy hết sức khuyển mã của mình để đàn áp những người có tư tưởng dân chủ, tự do! Điềm cấm internet, cấm báo chí tư nhân, đốt và thiêu hủy những tác phẩm nhân văn: Chuyện kể năm 2000 - Bùi Ngọc Tấn, Thiên đường mù - Dương Thu Hương, Tâm sự người lính - Đỗ Hoàng, Học phí trả bắng máu - Nguyễn Khắc Phục, Chúa trời ngủ gật - Nguyên Dậu ...

Bôi nhọ những nhà Dân chủ: Hoàng Minh Chính, Trần Độ. Đám tang Trần Độ, Nguyễn Khoa Điềm phải chui rúc cổng sau để trốn khỏi nhà tang lễ Trần Thánh Tông, quân y viện 108....

    Hóa ra khi anh trở lại đời thường, anh mới thấy cái triều đình anh mơ ước  (Anh mải mê trên đường hoạn lộ/ Ngảnh về quê hư ảnh một vầng trăng) chen chân vào nó còn hơn hang cọp! Anh không được hò hét một mình, anh không được viết và ghi chép những cái gì anh thích. Anh không được ăn chịu (ăn quỵt), ăn ngủ với bụi đường (cave, đĩ điếm), anh không được  tự do lên mạng (mạng anh cấm), anh không được đi về tám hướng, tám hướng ngoài kia trời rộng rinh chứ không phải phòng họp triều đính chật như phòng nhà chứa mà đầy rập rình sát thủ!

  Anh được từ giã comle, cavat, nắm đấm micro; từ giã giày đinh, từ giã lời trịnh trọng...

"Bây giờ là lúc có thể chia tay điện thoại để bàn, cạc vidit, nắm đấm micrô

Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường

Một mình một ba lô và xe đạp

Bây giờ gió gọi anh đi

Mặt trời đánh nhịp về tám hướng

Từ giã cà vạt, giày đen, lời trịnh trọng"

 Vì sao anh "mải miết trên đường hoan lộ (làm quan) như thế, anh lại kêu như chó lặt đái (thiến dái)!"

 Chẳng qua anh hậm hực, anh tiếc nuối ngôi vị hái ra vàng ra ngọc (Chỉ dự án phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Không, bọn mặt rô sẽ lại quả cho anh hơn lương cả đời làm công chức cộng sản), anh làm mình làm mẩy, giận cá chém thớt, nóng giận mất khôn! Một thảo dân bần hàn cũng biết comle, cavat, giày đinh, micro (anh gọi xếch mé là nắm đấm)...là của nhân loại sáng tạo làm ra từ xa xưa, từ thời chưa có cái chủ nghĩa cộng sản không tưởng mà anh giả mạo đảng viên chui vào làm được quan to! Từ thời vua Lu i XIV, XV của Pháp đã đi giày, mặc áo lúc lên ngôi, đứng trước micro nói với dân chúng! Nhà thơ By ron, nhà thơ Puskin mặc áo vét đuôi tôm đi dạ hội lúc Kac Mak, Lênin chưa ra đời! Các thứ ấy cộng sản chỉ xài chứ không làm ra được! Mắc chi anh làm mình, làm mẩy như của đồ nhà anh!

 Anh xem mấy gia đình nghèo quanh Huế (ở miền Nam người vận y phục trang trọng hơn miền Bắc) như xích lô,bán vé số, ăn mày, mò hến... xơ xác, rách nát như tổ đỉa nhưng ngày tết, ngày lễ, ngày hiểu, ngày hỷ... họ đều comle, cavat, ,,,lên cầm micro giao lưu!

Anh nói toạc triều đình anh làm việc nó ghê rợn là thế, khác nào anh lạy ông tôi ở bụi này, vạch áo cho người xem lưng!

   Thôi kết thúc tại đây. Lấy khổ thơ vô danh cho anh biết:

"Có nhưng thằng cha rất dở hơi

Ngôi cao bổng lộc đã hơn người

Chém cha bố nó không cho hưởng

Thì vung cứt đái vãi ra đời"

 

Hà Nội ngày 25 - 2 - 2021

              Đ - H

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét