Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

ĐỖ TRUNG LAI DỊCH HỎNG ĐƯỜNG THI.

 


ĐỖ TRUNG LAI DỊCH HỎNG ĐƯỜNG THI.

Đỗ Hoàng

 Tôi vừa viết bài “Đỗ Trung Lai đánh trống  qua cửa sấm” để nói về việc dịch thơ chữ Hán qua bản dịch nghĩa xưa của ông là việc làm tam sao thất bản, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Nay đọc thấy ông được các nhà xuất bản danh tiếng nhà sách nổi tiếng như: Nhà xuất bản Giáo dục, nhà sách Phương Nam… in thành sách phát hành ngoài thị trường và trong trường học,  nên tôi phải lên tiếng tiếp nhằm mong các cơ quan chức năng về giáo dục, quản lý văn học, các nhà sách đình chỉ việc phổ biến và thu hồi ngay các bản dịch sai nghĩa kém văn chương của Đỗ Trung Lai sẽ có hại lâu dài cho độc giả và học sinh, sinh viên!

 Ở bài trước tôi đã chỉ ra nhiều chỗ Đỗ Trung Lai dịch thơ sai nghĩa, phịa những chi tiết có hại không có trong nguyên bản, những chỗ vẽ rắn thêm chân, chất lượng bản dịch thơ rất kém, chẳng những thua xa nguyên bản mà còn thua xa các bản dịch thơ cũ trước đây, nay đọc bài  “Hí tặng Đỗ Phủ” của Lý Bạch – Những bài Đường thi nổi tiếng  - NXB Giáo dục, thấy Đỗ Trung Lai dịch còn sai rất trầm trọng, chất lượng bản dịch càng quá kém nên xin có lời phê bình tiếp!

“Hí tặng Đỗ Phủ’ của Lý Bạch -

Nguyên bản:

  

, 
。 
, 

 

Hí tng Đ Ph 

Phạn Khoả sơn đầu phùng Đỗ Phủ, 
Đầu đới lạp tử nhật trác ngọ. 
Tá vấn biệt lai thái sấu sinh, 
Tổng vị tòng tiền tác thi khổ.

Nghĩa là:

 Đùa tặng Đỗ Phủ

Ăn cơm đầu núi Khỏa bất ngờ gặp Đỗ Phủ

Đầu đội nón lá cao chót giữa trưa.

Ướm hỏi từ xa cách đến nay sao mà  gầy nhom thế

Tất cả chắc vì sáng tác thơ mà cơ cực thế này?

Bản dịch của Đỗ Trung Lai

 

Giữa trưa qua đầu núi Phạn Quả 
Tình cờ gặp lại ông Đỗ Phủ 
Nón lá, thân gầy đến thế ư? 
Phải vì đục đẽo thơ mà khổ?

Nguồn: Lý Bạch - Những bài Đường thi nổi tiếng, NXB Giáo dục, 2008

Chúng ta đều biết Lý Bạch hơn Đỗ Phủ những 12 tuổi, khi Đỗ Phủ bước vào làng văn thì Lý Bạch tiếng tăm đã nổi như cồn khắp cả Trung Hoa rộng lớn. Lý Bạch cũng biết Đỗ Phủ tuy trẻ nhưng tài cao nên rất quý trọng và coi như bạn vong niên. Hai người làm thơ tặng nhau là những bài thơ về tình bạn lưu danh hậu thế dù cả những bài đùa nhau. Hí tặng Đỗ Phủ là một bài như thế.

Bài “Hí tặng Đỗ Phủ” là một bài thơ mang đậm phong cách thơ Lý Bạch: giản dị , trong sáng, hào sảng, phóng khoáng, ít dùng điển tích…Lý Bạch đùa Đỗ Phủ vừa cường điệu ngoại hình, y phục, tính cách, cường điệu lòng nể trọng của mình bằng một giọng thơ hài hước mến yêu qua nhưng từ ngữ có tính chất phóng đại như “trác - ”, “thái -”, “sấu - ” , “đầu đới lạp tử - ”, “tổng vị - ” ,“tác thi khổ - ”… nhưng nêu bật được sự vỹ đại của Đỗ Phủ là sống chết vì thơ! Đây là bài thơ khắc họa chân dung Đỗ Phủ như một họa phẩm trứ danh vĩnh cửu, thật vô giá.

   Như đã nói ở bài trước, Đỗ Trung Lai phải dịch thơ qua bản dịch nghĩa của người khác, bản dịch dù chính xác đến đâu cũng dẫn đến “tam sao thất bản”. Người dịch không chỉ dịch đúng: adin là một, đoba là hai (tiếng Nga)  mà phải nhập hồn vía mình vào bài thơ của tác giả như diễn viên đóng kịch nhập vai diễn mới dịch có hồn, mới hay. Bản dịch nghĩa sai mà dịch nó ra thơ thì lại càng sai hơn nữa. “Hí tặng Đỗ Phủ” được nhà thơ Ngô Văn Phú dịch ra thơ Việt nhưng vì hiểu sai chữ Phạn - (ăn cơm) thành ra núi Phạn - (Phạn Sơn). Nhà thơ Ngô Văn Phú là bậc túc nho mà còn hiểu sai dịch sai như thế, huống gì Đỗ Trung Lai lại dịch thơ qua bản dịch của nhà thơ Ngô Văn Phú nhân lên cái sai hoàn toàn. “Phạn Khỏa sơn đầu phùng Đỗ Phủ” mà dịch “Giữa trưa qua đầu núi Phạn Quả”( 果 山),độc giả người ta cười cho thối mũi! Núi Phạn Quả ở đâu ra, chắc là núi giả của Đỗ Trung Lai dựng lên giữa thi phẩm tuyệt mỹ vĩnh hằng của Lý Bạch? Chẳng khác nào công viên Thượng Uyển đầy hoa thơm cỏ lạ, nhiều tao nhân mặc khách, lắm người ngọc mà Đỗ Trung Lai đem một đống bùn đổ vào đấy!

Dịch tiếp”Tình cờ gặp lại ông Đỗ Phủ”. Lý Bạch hơn Đỗ Phủ một giáp tuổi, bạn bè vong niên “mày tao” là trân trọng lắm rồi. Lý Bạch có khi nào gọi Đỗ Phủ là ông đâu? Nguyên bản là: “ Thái sấu sinh -(Chàng gầy ghê quá – Cách gọi bạn bè vong niên người Việt là : bạn gầy ghê quá).

Dịch sai hoàn toàn câu kết: “Phải vì đục đẽo thơ mà khổ”. Nguyên bản là: “Tổng vị tòng tiền tác thi khổ?” nghĩa là “Tất cả vì sáng tác thơ mà cực khổ”. Tại sao Đỗ Trung Lai lại cho đục đẽo thơ vào đây. Đục đẽo chỉ nghề  mộc (điêu mộc – chạm gỗ, trác mộc – đẽo gỗ). Thành ngữ Hán – Việt nói “ Điêu trác tự thị văn chương bệnh” – (gọt đẽo là bệnh của văn chương). Câu này nhằm chê những người chỉ chăm chăm vào câu chữ mà không đưa hiện thực đời sống sinh động ngoài đời vào thơ văn. Lý Bạch rất phục tài Đỗ Phủ làm sao Lý chê Đỗ. Trong nguyên văn Lý Bạch ca ngợi Đỗ Phủ hết lời. Ông nói Đỗ Phủ gầy nhom thế, tất cả chỉ vì sáng tác thơ. Điều ấy rất đúng với Đỗ Phủ trong lao động nghệ thuật: “ Thi bất kinh nhân tử bất hưu” (Thơ không rung động lòng người, chết không yên). Dịch như Đỗ Trung Lai là dịch không đúng trí tuệ tầm vóc, tấm lòng Lý Bạch đối với Đỗ Phủ!

Bản dịch của Đỗ Trung Lai lại rất lộn xộn, đảo trên xới dưới, chẻ một câu thành hai câu, lấy ý câu trên quàng xuống câu dưới, bỏ chi tiết quan trọng: tác thi khổ (khổ vì sáng tác thơ) thành điêu trác thi khổ (đục đẽo thơ mà khổ), chất lượng dịch kém, làm tổn hại các thi tiên, thi thánh! Việc dịch như thế này không nên công bố.  Thế mà Đỗ Trung Lai được nhiều lần triển lãm thơ dịch Đường thi trong ngày thơ Việt Việt Nam tại Văn Miếu, được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản 3 cuốn “Những bài Đường thi nổi tiểng” do Đỗ Trung Lai dịch. Việc làm này không chỉ nguy hại cho văn chương hôm nay mà cả mai sau. Việc phổ biến những tác phẩm, ẩn phẩm kém chất lượng làm hỏng tác phẩm của tiền nhân, Đỗ Trung Lai đủ đã cấu thành tội phạm! Một lần nữa kính mong Nhà xuất bản Giáo dục, các nhà sách Vinabooks.vn (Bán lẻ trực tuyến), nhà sách Phương Nam đình chỉ in, dừng phát hành và thu hồi những sách đã đưa ra thị trường và vào trương học nhằm hạn chế những tác hạc do Đỗ Trung Lai dịch hỏng Đường thi gây ra! Đỗ Trung Lai có thể cấu thành tội phạm – Dịch hỏng Đường thi!

 

Hà Nội, ngày 3 – 6 – 2016

Đ - H

 

(*) Phụ lục:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1-Hướng tới kỉ niệm 15 năm thành lập NXBGD tại Tp. Đà Nẵng, NXBGD tại Tp. Đà Nẵng giới thiệu cùng bạn đọc yêu thơ Đường bộ sách gồm 3 cuốn: Lý Bạch – Những bài Đường thi nổi tiếng, Đỗ Phủ - Những bài Đường thi nổi tiếng, Bạch Cư Dị - Những bài Đường thi nổi tiếng của tác giả - Nhà thơ Đỗ Trung Lai.

 

Lý Bạch – Những bài Đường thi nổi tiếng

Tác giả: Đỗ trung lai

Nhà xuất bản: Giáo dục

Số trang: 272

Kích thước: 16x24cm

Giá bìa: 94,000 VNĐ

Tình trạng: Còn hàng

Lượt xem: 492

 

Hình thức bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2010

Trọng lượng: 300 gram

Giá bán: 94,000 VNĐ

Nhà sách trực tuyến

Nhà sách bán lẻ trực tuyến

 

ĐỖ TRUNG LAI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

 

  … Đỗ Trung Lai: - Cuộc triển lãm kết hợp thơ, sách, hội họa lần này bắt nguồn từ việc tôi được NXB Giáo dục in ba cuốn thơ Đường do tôi biên soạn và dịch gồm: Lý Bạch - Những bài Đường thi nổi tiếng, Đỗ Phủ - Những bài Đường thi nổi tiếng, Bạch Cư Dị - Những bài Đường thi nổi tiếng.

Diên Vỹ (P/V) - Theo lẽ thường, để dịch những tác phẩm văn học nước ngoài thành tiếng Việt, dịch giả cần phải tinh thông ngoại ngữ. Thế nhưng, ông vốn lại không thạo chữ Hán, sao ông có thể dịch thơ Đường thành công?

 Đỗ Trung Lai (Đ T L): - Trước hết, tôi vô cùng biết ơn các dịch giả tiền bối. Họ đã bỏ biết bao tài năng và tâm huyết, cả tài lực nữa, vào việc phiên âm, dịch nghĩa, chú thích, dịch thơ và in ấn Đường thi ra tiếng ta. Họ đã để lại rất nhiều bản dịch hay, có những bản dịch bất hủ, ví như bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh; Thu hứng của Nguyễn Công Trứ; Phong kiều dạ bạc, Hoàng Hạc lâu của Tản Đà… Chính họ đã khuyến khích, giúp đỡ tôi nhiều nhất. Không có các bậc tiền bối ấy, làm sao tôi, một người “Tây học”, thuộc mặt chữ Hán không quá số ngón tay trên hai bàn tay, có thể biết, có thể yêu, có thể dựa vào đó mà dịch lại, mà soạn sách?

Khi soạn sách, tôi đọc lại các vị ấy, sử dụng các phần phiên âm, dịch nghĩa, chú thích của họ, lấy sách này bổ khuyết cho sách kia, lấy cái đầy đủ ở sách này đặt vào chỗ còn sơ sài của sách kia, cố sao cho bạn đọc bây giờ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguyên tác. Tôi cũng cố sửa sang lại tiếng ta trong các phần dịch nghĩa, chú thích, để những từ cũ và lối viết, lối nói cũ không gây quá nhiều khó khăn cho bạn đọc đương thời vốn lâu nay đã viết và nói khác đi ít nhiều so với thời trước. Bạch Cư Dị - Những bài Đường thi nổi tiếng…

Đỗ Trung Lai trả lời báo Sài Gòn giải phóng

(Diên Vỹ thực hiện)

2- Bản dịch Ngô Văn Phú

Ở đầu núi Phạn gặp Đỗ Phủ, 
Nón lá đội đầu đứng giữa trưa. 
Từ độ xa nhau, gầy đến thế, 
Vần xoay, chắc bác khổ vì thơ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét